Xây dựng nước ta mạnh và giàu lên từ biển

04/10/2021

TN&MTĐể kinh tế biển thực sự là động lực phát triển bền vững kinh tế đất nước, một trong những nhiệm vụ trọng tâm là tăng cường vai trò của quản lý nhà nước trong thúc đẩy tính liên kết theo địa bàn lãnh thổ, theo ngành kinh tế để tạo ra chuỗi giá trị gia tăng lớn hơn.

Xây dựng nước ta mạnh và giàu lên từ biển

Ảnh minh họa      

Nhận diện thực tế

Trong quá trình đổi mới, kinh tế biển (KTB) Việt Nam đã được quan tâm đầu tư phát triển và có những kết quả bước đầu quan trọng, thể hiện trên các ngành, lĩnh vực như:

Hệ thống kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư xây dựng, nhất là hạ tầng giao thông vận tải, bảo đảm giao thương hàng hóa trong nước cũng như quốc tế. Hệ thống cảng biển được quy hoạch xây dựng, nhất là những cảng lớn, nước sâu. Cả nước có 45 cảng biển, gồm 3 cảng cửa ngõ trung chuyển quốc tế; 11 cảng đầu mối khu vực và 17 cảng tổng hợp địa phương. Ngoài ra, còn có hệ thống cảng chuyên dùng cho các KCN tập trung, khu kinh tế. Tổng công suất thiết kế của hệ thống cảng biển đạt trên 534,7 triệu tấn/năm.

Không chỉ đầu tư phát triển hạ tầng cảng biển, Việt Nam cũng đầu tư hiện đại hóa đội tàu biển, nhất là đội tàu công-ten-nơ, đồng thời xây dựng chiến lược cũng như khung chính sách phù hợp, tạo điều kiện để cho dịch vụ logistics phát triển. Hệ thống sân bay cũng được phân bổ khá dày trên địa bàn các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang. Về đường bộ, bên cạnh hai hệ thống đường bộ Bắc - Nam là Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh, hàng loạt các đường xương cá chạy ngang được đầu tư, nâng cấp và cải tạo. Nhiều tỉnh, thành phố đã xây dựng hệ thống đường bộ ven biển.

Du lịch và dịch vụ biển phát triển mạnh mẽ. Hệ thống kết cấu hạ tầng du lịch phát triển nhanh ở các tỉnh ven biển. Du lịch biển trong những năm qua tăng trưởng nhanh cả về doanh thu và số lượt du khách, tính bình quân chiếm tỷ trọng 71,5% doanh thu du lịch lữ hành của cả nước. Xét theo địa phương, bình quân doanh thu du lịch lữ hành của một địa phương giáp biển cao gấp 3,2 lần so với một địa phương không giáp biển. Du lịch biển đóng góp quan trọng vào kết quả chung của ngành Du lịch.

Dầu khí và khai thác tài nguyên khoáng sản biển khác từng bước khẳng định là một ngành kinh tế quan trọng của đất nước. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) từng bước phát triển, lớn mạnh. Tập đoàn đã xây dựng được hệ thống công nghiệp dầu khí hoàn chỉnh, đồng bộ từ tìm kiếm, thăm dò, khai thác - phát triển công nghiệp khí - điện - chế biến và dịch vụ dầu khí, góp phần quan trọng bảo đảm an ninh năng lượng đất nước. Tập đoàn có đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước, thực hiện hiệu quả vai trò là đầu tàu kinh tế của đất nước, là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô của Chính phủ. Hoạt động liên doanh trong khai thác và chế biến dầu khí cũng phát triển mạnh, đã hình thành hai trung tâm chế biến dầu khí mà hạt nhân là nhà máy lọc dầu Dung Quất (Quảng Ngãi) và nhà máy lọc dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa).

Nuôi trồng và khai thác hải sản phát triển mạnh mẽ, bên cạnh đóng góp quan trọng vào xuất khẩu của cả nước còn góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.

Các ngành công nghiệp khác vùng ven biển được quan tâm đầu tư, xây dựng với mật độ nhanh. Hiện nay, cả nước có 17 khu kinh tế ven biển được thành lập với tổng diện tích mặt đất và mặt nước 845.000 ha. Các khu kinh tế ven biển thu hút trên 390 dự án đầu tư nước ngoài với tổng mức đầu tư đăng ký 45,5 tỷ USD, vốn thực hiện 26,5 tỷ USD và 1.240 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư 805 nghìn tỷ đồng, vốn thực hiện đạt 323,6 nghìn tỷ đồng.

Trong hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa X) về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, tổng sản phẩm (GRDP) của các địa phương ven biển tăng trung bình 7,5%, cao hơn so với mức bình quân cả nước (khoảng 6%). Kết quả đạt được trong các lĩnh vực KTB khá ấn tượng, tuy nhiên, so với tiềm năng, lợi thế cũng như kỳ vọng, vẫn còn những điều cần tiếp tục điều chỉnh.

Trước hết, có thể thấy tính liên kết, kết nối trong phát triển KTB chưa cao nên chưa tạo được lực hút, kích thích các ngành, các vùng khác phát triển. Lấy ngành Du lịch làm ví dụ, các địa phương ven biển có “kịch bản” phát triển du lịch tương đối giống nhau, từ thu hút đầu tư, xây dựng cơ cấu sản phẩm, dịch vụ, nhiều khi cạnh tranh nhau. Rất ít địa phương nghiên cứu, tìm tòi nét đặc thù, tạo lợi thế cạnh tranh riêng biệt để khai thác, phát triển tiềm năng du lịch hoặc liên kết giữa các địa phương để tạo thành chuỗi du lịch nhằm khai thác lợi thế chung.

Một số tỉnh, thành phố đã tổ chức các hội nghị về liên kết phát triển du lịch. Tuy nhiên, liên kết phát triển du lịch giữa các địa phương còn nặng về hình thức, sự phối hợp giữa du lịch với các ngành liên quan chưa chặt chẽ; nguồn nhân lực du lịch đã qua đào tạo, chất lượng cao còn thiếu chưa đáp ứng và bắt kịp tốc độ phát triển du lịch. Vì vậy, hiệu quả kinh tế của liên kết chưa thực sự rõ nét.

Liên kết giữa các ngành kinh tế để tạo nên chuỗi giá trị gia tăng cũng chưa được quan tâm đúng mức. Được xác định là một trong các trung tâm lọc hóa dầu quốc gia, tuy nhiên, hiện tại, trên địa bàn khu kinh tế Dung Quất chỉ mới hình thành hai nhà máy sản xuất liên quan lĩnh vực lọc, hóa dầu; sản phẩm chủ yếu là xăng, dầu và hạt nhựa PP; các nhà máy sản xuất từ sản phẩm lọc hóa dầu chưa nhiều. Các điều kiện cần thiết để phát triển thành cụm công nghiệp lọc hóa dầu, trung tâm lọc hóa dầu với sự đa dạng các sản phẩm theo chuỗi từ lọc hóa dầu trên địa bàn khu kinh tế Dung Quất còn gặp nhiều khó khăn, bất cập.

Cơ sở vật chất phục vụ phát triển KTB chưa đồng bộ. Kết cấu hạ tầng vùng ven biển được đầu tư khá nhiều nhưng còn dàn trải, chưa có những đột phá, những hạ tầng lớn, hiện đại, vận hành theo chuẩn quốc tế (cảng biển, trung tâm logistics,…). Việc xây dựng kết cấu hạ tầng cho phát triển nhanh một số trung tâm KTB, khu kinh tế ven biển có sức cạnh tranh cao còn chậm, ảnh hưởng đến thu hút đầu tư. Đặc biệt, kết nối hạ tầng đường ven biển, các sân bay quốc tế, bến cảng chưa hoàn thiện làm cho sự liên kết giữa các vùng biển, ven biển; vùng ven biển với vùng nội địa; địa phương có biển với địa phương không có biển và giữa các ngành, lĩnh vực còn chưa chặt chẽ, kém hiệu quả, làm cho tiềm năng KTB phân tán, chưa được khai thác hiệu quả.

Cần thúc đẩy tính liên kết theo địa bàn lãnh thổ

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng bảo đảm chất lượng theo hướng tích hợp các quy hoạch quy định tại Luật Quy hoạch. Phối hợp thành lập và quản lý các khu bảo tồn ven biển và hải đảo để bảo toàn chức năng sinh thái của vùng biển và nguồn vốn tự nhiên biển cho phát triển bền vững.

Đẩy nhanh xây dựng hoàn thiện kết cấu hạ tầng các khu kinh tế, KCN ven biển theo hướng tiếp cận mô hình khu kinh tế, KCN sinh thái, có sức hấp dẫn các nhà đầu tư, thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; giải quyết tốt vấn đề môi trường, xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.

Phát triển kết cấu hạ tầng đa mục tiêu, đồng bộ, mạng lưới giao thông kết nối các trung tâm kinh tế lớn của cả nước, các KCN, khu đô thị, các vùng biển với các cảng biển dựa trên hệ sinh thái kinh tế và tự nhiên, kết nối chiến lược Bắc - Nam, Đông - Tây giữa các vùng trong nước và với quốc tế.

Quy hoạch không gian biển theo các vùng bảo vệ, bảo tồn, vùng đệm và vùng phát triển KT-XH để phát triển bền vững KTB trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, bản sắc văn hóa, tính đa dạng của hệ sinh thái, bảo đảm tính liên kết vùng, giữa địa phương có biển và không có biển. Rà soát, bổ sung và xây dựng mới đồng bộ các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch liên quan đến biển, đảo theo hướng quản lý tổng hợp, phù hợp với hệ sinh thái biển, bảo đảm sự gắn kết hài hoà, đồng bộ giữa bảo tồn và phát triển các vùng đất liền, vùng ven bờ, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

Hoàn thiện thể chế phát triển bền vững KTB, ưu tiên hoàn thiện hành lang pháp lý, đổi mới, phát triển mô hình tăng trưởng xanh, bảo vệ môi trường, nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh quốc tế của các ngành KTB, các vùng biển, ven biển; hoàn thiện cơ chế quản lý tổng hợp và thống nhất về biển.

Tăng cường thể chế liên kết vùng, nhất là bài toán liên kết về hạ tầng, đào tạo nhân lực, phân công lao động và sản xuất,… để tối ưu hóa phương án đầu tư, tránh tình trạng cạnh tranh giữa các địa phương. Đồng thời chú trọng nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ, đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong việc khai thác hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên biển. Gắn kết chặt chẽ các vùng kinh tế trọng điểm biển với các vùng kinh tế ven biển.

 

 

  ThS. HOÀNG THỊ MINH ANH

          Tổng cục Thủy sản - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

 

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Nhật Bản triển khai mô hình sản xuất sắn tuần hoàn đầu tiên tại Việt Nam

Tân Trưởng đại diện FAO tại Việt Nam: 'Vì Việt Nam, với Việt Nam và từ Việt Nam'

Phát huy vai trò nòng cốt trong quy hoạch và bảo vệ tài nguyên nước

Khẩn trương hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho đường sắt tốc độ cao

Nông nghiệp

Người mang lại giá trị sản phẩm chè Tân Cương, Thái Nguyên

Kết quả hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo Dự án 5

Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ phối hợp cùng FAO tổ chức Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cấp cao giữa các khu vực về mô hình OCOP

Tăng sức cạnh tranh cho nông sản mùa vụ

Tài nguyên

Khát vọng quốc gia biển

Quản lý tài nguyên khoáng sản tại Hà Tĩnh: Thực trạng và giải pháp tháo gỡ từ thực tiễn, chính sách

Điện Biên: Kỳ vọng đổi mới từ Luật Địa chất - Khoáng sản năm 2024

Lạng Sơn siết chặt quản lý khoáng sản: Từ thực tiễn địa phương đến kỳ vọng Luật mới

Môi trường

Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp UNDP ra mắt cơ chế chính sách đa bên chống ô nhiễm nhựa

Thúc đẩy hành động từ dữ liệu: Hướng tiếp cận mới cho quản lý rác thải nhựa tại Việt Nam

Quảng Ninh: Nhiều kết quả nổi bật trong bảo vệ rừng và phát triển lâm nghiệp bền vững

Khánh Hòa: Nhóm Môi trường xanh Đại Lãnh cùng nhau dọn rác, giữ màu xanh cùng biển

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

PGS.TS Nguyễn Văn Chiều: Hun đúc bản lĩnh chính trị - Thắp lửa nghiên cứu - Kiến tạo thế hệ trí thức mới cùng tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW

Tạo nguyên liệu, nhiên liệu từ rác thải tại chợ Dĩnh Kế, phường Bắc Giang, tỉnh Bắc Ninh

Nghiên cứu cơ bản làm nền tảng khoa học vững chắc cho phòng chống thiên tai

5 Luật mới định hình tương lai khoa học công nghệ Việt Nam

Chính sách

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Tiêu chí xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh

Quy định về việc lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn

Phát triển

Đắk Lắk: Du lịch biển rừng, hội tụ giao thoa hướng tới phát triển kinh tế sau sát nhập

Phía sau vết dầu loang: Hành trình trả ơn thiên nhiên của ông Phạm Văn Sơn

Tổ chức FAO khuyến nghị Việt Nam trao công nghệ AI tận tay nhà nông

Động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn

Thời tiết ngày 10/7: Bắc Bộ và Thanh Hóa mưa rào và dông, cục bộ mưa rất to

Thời tiết ngày 9/7: Đông Bắc Bộ, Thanh Hóa - Đà Nẵng, Quảng Ngãi - Đắk Lắk, Khánh Hòa nắng nóng

Thời tiết ngày 8/7: Vùng núi Bắc Bộ, Cao nguyên Trung Bộ và Nam Bộ cục bộ mưa to

Thời tiết ngày 7/7: Bắc Bộ Bắc Bộ nhiệt độ tăng nhẹ, có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông