Kinh tế tuần hoàn: Khi phụ phẩm nông nghiệp “bán ra tiền”

20/12/2021

TN&MTRơm rạ, vỏ trấu thường bị đốt hoặc bỏ lãng phí ngoài đồng ruộng sau mùa thu hoạch, nhưng từ khi Tập đoàn TH thu mua để phục vụ chăn nuôi bò sữa thì các “phụ phẩm” đó trở thành nguồn thu nhập ổn định của người nông dân.

Kinh tế tuần hoàn: Khi phụ phẩm nông nghiệp “bán ra tiền”

Người nông dân hiện đã có thu nhập ổn định từ rơm – phụ phẩm nông nghiệp trước đây thường bị bỏ đi và lãng phí
Chi tiền tỉ mua rơm rạ, vỏ trấu

Tạo sinh kế, góp phần tăng thu nhập cho người dân luôn nằm trong số những mục tiêu ưu tiên của Tập đoàn TH khi triển khai các dự án. Đối với người dân các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, kể từ khi dự án chăn nuôi bò và chế biến sữa công nghệ cao chính thức được vận hành, người nông dân vùng bắc Trung bộ ngỡ ngàng khi nhiều loại phụ phẩm như rơm, vỏ trấu – bao lâu nay chỉ là chất đốt hoặc bỏ đi sau mỗi vụ thu hoạch - lại thành sản phẩm bán ra tiền. Cụ thể từ năm 2011, Tập đoàn TH đã chính thức tiến hành thu mua rơm, vỏ trấu (các phụ phẩm nông nghiệp), thân cây ngô… để chăn nuôi bò sữa.

Trao đổi với Phóng viên, ông Nguyễn Bá Trường, Quản lý kế hoạch Công ty Agitech (thuộc Tập đoàn TH) cho biết, doanh nghiệp này đã hỗ trợ hàng nghìn nông dân trồng ngô sinh khối (để chế biến thức ăn cho bò sữa) và TH bao tiêu đầu ra. TH cũng thu mua rơm rạ, vỏ trấu để dùng làm nền chuồng cho trang trại bò với 45.000 con tại Nghệ An. Ban đầu, TH mua những phụ phẩm (rơm, vỏ trấu) này chủ yếu ở vùng Thanh Hóa, Nghệ An nhưng đến nay địa bàn thu mua đã mở rộng ra nhiều địa phương trên toàn quốc.

Trước đây, người dân địa phương trồng ngô để lấy hạt theo hướng tự cung, tự cấp với thời gian thu hoạch lâu, sau khi thu hoạch bắp thì thân cây ngô cũng bị bỏ đi. Thân cây ngô, rơm rạ, trấu xem như phụ phẩm, bà con thường đốt, vứt bỏ dưới đồng. Từ khi TH hướng dẫn trồng ngô sinh khối (lấy toàn bộ thân cây và bắp non) rồi thu mua, người dân tham gia vào liên kết sản xuất thức ăn cho bò sữa nên giá trị kinh tế từ ngô, rơm, trấu,… cao hơn nhiều.

“Giờ người dân có định hướng trồng ngô sinh khối, dùng phụ phẩm theo hướng hàng hóa. Từ khi có sự liên kết của TH, nếu có diện tích đất phù hợp bà con sẽ chuyển sang trồng ngô và xem đó là sản phẩm mang lại thu nhập tốt. Rơm rạ, trấu,… bà con cũng gom về bán cho công ty, trở thành hàng hóa có giá trị, không còn đốt bỏ gây ảnh hưởng đến chất lượng không khí, môi trường”, ông Trường cho hay.

Kinh tế tuần hoàn: Khi phụ phẩm nông nghiệp “bán ra tiền”

Với ngô sinh khối, vừa bán được giá, vừa không còn cảnh những cánh đồng đầy thân cây héo úa sau thu hoạch bắp

Năm 2021, công ty thu mua gần 140.000 tấn ngô (giá 1,2 triệu đồng/tấn), hơn 11.000 tấn vỏ trấu (giá 1,23 triệu đồng/tấn) và gần 7.000 tấn rơm đóng bánh (giá 3 triệu đồng/tấn). Việc dùng ngô sinh khối (bảo đảm quy trình canh tác, trồng trọt và thu hoạch đạt chuẩn về độ sạch và hàm lượng dinh dưỡng)làm thức ăn cho bò sẽ nâng cao chất lượng sữa, giúp giảm khoảng 60% chi phí so với việc mua cỏ nhập khẩu.

“Chúng tôi hướng dẫn và hỗ trợ về giống, phương thức, kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho bà con, để kiểm soát chất lượng nguồn thức ăn cho bò. Ngoài ra, công ty luôn thu mua với giá cao hơn giá trên thị trường ngô hạt từ 1,5 - 2 lần cho bà con”, ông Trường nói.

Thu lãi tới 75 triệu đồng/ha/năm

Ông Trường cho biết, việc thu mua thân cây ngô sinh khối và các phế phẩm nông nghiệp là sự kết hợp đôi bên cùng có lợi giữa công ty và người dân. Công ty ký hợp đồng thu mua để người dân yên tâm sản xuất và có được nguồn lợi nhuận ổn định. Với doanh thu bình quân đạt 40 triệu đồng/ha, người dân có lợi nhuận khoảng 20 - 25 triệu đồng. Mỗi năm sản xuất 3 vụ, người nông dân có thể thu lãi 75 triệu đồng/ha/năm. Nhu cầu thu mua của TH không hạn chế nên người dân tích cực trồng ngô sinh khối, nhiều gia đình phát triển diện tích lên tới 5-10 ha.

“Đàn bò của TH không ngừng gia tăng nên khối lượng ngô, trấu, rơm rạ…thu mua của nông dân năm sau luôn cao hơn năm trước. Công ty sẽ mở rộng vùng triển khai sản xuất cho bà con không chỉ ở Thanh Hóa, Nghệ An mà có thể tại các tỉnh Hòa Bình, Ninh Bình, Hà Tĩnh và các tỉnh phía Nam, Tây Nguyên để phục vụ đàn bò ở các vùng khác mà TH có đầu tư dự án”, ông Trường cho biết.

Kinh tế tuần hoàn: Khi phụ phẩm nông nghiệp “bán ra tiền”

Những sản phẩm xanh, sạch của mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Trao đổi với Thanh Niên, ông Hoàng Văn Thanh, Giám đốc HTX nông nghiệp Tây Bắc Nghệ An cho biết, đơn vị này đã ký hợp đồng mua bán cây ngô với Tập đoàn TH từ năm 2012 đến nay. Từ đó đến nay, mỗi năm HTX nông nghiệp Tây Bắc Nghệ An bán ra khoảng 5.000 - 6.000 tấn cây ngô/năm.

“Trước đây trồng ngô lấy hạt thì mùa vụ thường kéo dài, thu hoạch bắp xong thì lại tốn thêm công dọn ruộng, xử lý thân cây ngô. Nhưng từ khi trồng ngô sinh khối để lấy thân cây nuôi bò thì cứ đến ngày thu hoạch là cắt sạch sẽ toàn ruộng, vụ ngắn hơn và tính ra lãi hơn trồng ngô lấy hạt”, ông Thanh nói.

Cũng theo ông Hoàng Văn Thanh, Tập đoàn TH đang trực tiếp đầu tư phân giống, hệ thống tưới nhỏ giọt và cử cán bộ hướng dẫn kỹ thuật canh tác, phòng ngừa sâu bệnh nên người dân rất yên tâm sản xuất và các hộ vẫn đang tiếp tục mở rộng diện tích để trồng ngô sinh khối bán cho doanh nghiệp.

PV

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Việt Nam và Senegal ký Bản ghi nhớ thúc đẩy hợp tác nông nghiệp toàn diện

Mía đường - điểm sáng trong hợp tác nông nghiệp Việt Nam - Vân Nam

Thời tiết diễn biến bất thường, ngành trồng trọt vẫn trụ vững nhờ chủ động và đổi mới

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà thăm, tặng quà gia đình người có công tại Biên Hòa, Đồng Nai nhân dịp 27/7

Nông nghiệp

Tỉnh Cà Mau công bố hoàn thành chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát

Quảng Trị: Mô hình phát triển kinh tế cho đồng bào hai bên biên giới Việt - Lào

Không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều TP. Hồ Chí Minh

Sẽ có 300 gian hàng tham gia Hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu - VIETNAM OCOPEX 2025

Tài nguyên

Tập trung nguồn lực, nâng cao hiệu quả thực hiện Đề án khoáng sản chiến lược

Rà soát, chuẩn hoá lại các thủ tục hành chính về đất đai

Tập trung điều tra địa chất và khoáng sản biển

Quảng Ninh: Chủ động quản lý khoáng sản, hướng tới phát triển bền vững

Môi trường

Giải pháp xây dựng lộ trình cho khu vực phát thải thấp ở Việt Nam

Phân loại rác và nói không với thuốc lá - Hướng đến môi trường y tế an toàn

Hà Nội: Phường Kiến Hưng đồng loạt ra quân vệ sinh môi trường, trật tự đô thị

Đồng Tháp: Tích cực thực hiện Đề án Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Nâng cao hiệu quả nông nghiệp, hướng đến phát triển bền vững cho nông dân

Bắc Ninh bổ nhiệm các lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh

Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường đạt điểm cao trong Danh mục tạp chí khoa học được tính điểm của Hội đồng Giáo sư nhà nước

Hội thảo Tăng cường huy động khu vực tư nhân trong chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm tại Việt Nam

Chính sách

Thủ tướng yêu cầu nhanh chóng khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ

Tập trung ứng phó khẩn cấp với mưa lũ trên lưu vực sông Cả

Bộ NN-MT yêu cầu địa phương khẩn trương gia cố tuyến đê trực diện biển

Hà Đông: Hàng chục hộ dân khổ sở lâm cảnh ngập, bụi, ô nhiễm vì đường nâng cao hơn nhà

Phát triển

Bắc Ninh ra quân trấn áp mạnh vi phạm giao thông ngay sau bão số 3

Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội thông báo ngưỡng đảm bảo chất lượng và quy đổi tương đương giữa các phương án tuyển sinh

Bắc Ninh: Trao Huân chương Lao động hạng Ba cho nguyên Tổng Giám đốc Samsung Việt Nam

Bệnh viện Quân y 5: Xanh không gian - Sáng tấm lòng

Diễn đàn

Cà Mau: Đặt mục tiêu tăng trưởng 8,8% vào 6 tháng cuối năm 2025

Thời tiết ngày 24/7: Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An tiếp tục mưa to

Thời tiết ngày 23/7: Bắc Bộ tiếp tục mưa to

Thời tiết ngày 22/7: Khu vực Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa to đến rất to