Người dân khổ vì cơ sở gây ô nhiễm nguồn nước

27/06/2023

TN&MTXây dựng và phát triển cơ sở nuôi trồng, chế biến thủy, hải sản là vấn đề người dân đồng tình, ủng hộ cao. Tuy nhiên, một số cơ sở chưa đảm bảo môi trường, gây bức xúc cho người dân lân cận, như cơ sở gia công chế biến cá ở tổ 7, khóm Hòa Phú 1 (thị trấn An Châu, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang).

Người dân khổ vì cơ sở gây ô nhiễm nguồn nước

Hộ gia đình sống ở Kênh Tư ảnh hưởng nguồn nước thải

Khiếu nại sự việc đến Báo An Giang, ông Lê Văn Đ., ông Lê Việt N. (đại diện hơn 20 hộ dân) cho biết, cách đây khoảng 3 năm, cơ sở gia công phi-lê cá tra, cá basa (lọc xương cá) hình thành, nhưng không ghi biển tên, do ông Lê Thành T. làm chủ, tiếp giáp Kênh Tư. Kênh dài khoảng 2km, ngang khoảng 5m, qua thời gian bị bồi lấp, hiện vẫn chưa được cải tạo. Đặc biệt, các hộ gia đình “lãnh đủ” mùi hôi thối do bị nguồn nước thải trực tiếp của cơ sở đổ xuống kênh.

Các hộ dân (Nguyễn V.U., Nguyễn T.K., Nguyễn Thị G., Lê V.M.) than thở: “Lúc trời nắng, gặp cơn gió thổi lên thì mùi hôi thối bốc lên nồng nặc, chúng tôi vô cùng khổ sở. Biết ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày, nguy hiểm cho sức khỏe nhưng vẫn phải cố gắng chịu đựng. Đã nhiều năm, chúng tôi “lãnh đủ” tình trạng này, nhiều lần phản ánh, nhưng đâu lại vào đấy. Chúng tôi rất mong chính quyền các cấp sớm giải quyết vụ việc, có biện pháp xử lý triệt để nguồn nước hôi thối của cơ sở thải ra Kênh Tư”.

Bà Nguyễn Thị Tên (Tổ trưởng tổ 4) cho biết, cơ sở gia công nói trên hoạt động khoảng 3 năm, bà con nhiều lần phản ánh nguồn nước thải ra kênh gây ô nhiễm môi trường. Thông tin này là có thật, được báo cáo về trên xem xét, giải quyết. Trưởng khóm Hòa Phú 1 Nguyễn Phước Bền thông tin, cơ sở gia công phi-lê cá đã có nhà máy xử lý nước thải, được chính quyền, ngành chức năng kiểm tra về hoạt động.

Gần đây, cơ sở này chỉ hoạt động cầm chừng, có lúc ngưng hoạt động do ít hoặc không có nguồn nguyên liệu, người lao động rất ít. Phản ánh của bà con được địa phương, ngành chức năng xem xét giải quyết theo quy định. Vừa qua, Phòng Cảnh sát môi trường (Công an tỉnh) đã tiếp nhận phản ánh của người dân, chuyển đơn đến Công an huyện Châu Thành xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật.

Nhìn nhận sự việc, luật sư Trần Ngọc Bản (Đoàn Luật sư tỉnh) cho biết, đối với hành vi gây ô nhiễm môi trường, mức xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại Nghị định 45/2022/NĐ-CP của Chính phủ. Theo đó, hành vi gây ô nhiễm đất, nước, không khí; gây ô nhiễm môi trường kéo dài có thể bị phạt tiền từ 40 đến 150 triệu đồng, thậm chí, có thể tăng nặng hành vi vi phạm và tổng số tiền phạt (không quá 1 tỷ đồng).

Luật Bảo vệ môi trường 2014 quy định các hành vi mà tổ chức, cá nhân không được làm, liên quan đến chất thải rắn, lỏng, khí gây hại cho tài nguyên thiên nhiên. Hành vi vi phạm sẽ bị nhắc nhở, nếu không khắc phục sẽ cảnh cáo. Để sự cố xảy ra kéo dài, gây nguy hiểm phạt tiền tối đa 1 tỷ đồng đối với cá nhân và 2 tỷ đồng đối với tổ chức. Vi phạm nặng nề, bị xử phạt nhiều lần, hứa khắc phục nhưng không thực hiện, cố tình gây nguy hiểm cho nhiều người, cho xã hội, tùy theo mức độ, có thể xử lý hình sự theo Luật Hình sự hiện hành.

Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, có chế tài xử phạt mạnh để răn đe đối tượng vi phạm. Tăng cường công tác nắm tình hình, thanh tra, giám sát về môi trường, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ phụ trách công tác môi trường. Đồng thời, đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về môi trường trong toàn xã hội, nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường.

Theo thống kê của Bộ Tư pháp, hiện có khoảng 300 văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, hệ thống văn bản này vẫn chưa hoàn thiện, thậm chí thiếu đồng bộ, tính ổn định chưa cao. Tình trạng văn bản được ban hành chưa lâu đã sửa đổi, bổ sung, làm hạn chế hiệu quả điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, hoạt động kinh tế... trong việc bảo vệ môi trường.

Quyền hạn pháp lý của tổ chức bảo vệ môi trường, nhất là lực lượng cảnh sát môi trường chưa thực sự đủ mạnh. Cơ sở pháp lý, chế tài xử phạt đối với các loại hành vi, loại tội phạm về gây ô nhiễm môi trường còn quá nhẹ, rất ít trường hợp gây ô nhiễm môi trường bị xử lý hình sự. Còn biện pháp xử lý khác, như: Buộc phải di dời ra khỏi khu vực ô nhiễm, đóng cửa và đình chỉ hoạt động của cơ sở gây ô nhiễm môi trường… cũng không được áp dụng nhiều, hoặc có áp dụng nhưng cơ quan chức năng thiếu kiên quyết nên doanh nghiệp, cơ sở không chấp hành, hứa nhưng không thực hiện.

Theo baoangiang.vn

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Đồng chí Phùng Đức Tiến nhận Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng

Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản lập mốc 33,84 tỷ USD

Triển lãm thành tựu đất nước và kỷ niệm 80 năm ngành NN-MT: Trang trọng, lan tỏa, tạo dấu ấn sâu sắc

Việt Nam là đối tác tiên phong trong nền tảng NPAP chống ô nhiễm nhựa

Nông nghiệp

Quảng Trị: Kết nối giao thương các mặt hàng nông sản, tìm kiếm thị trường và trưng bày các sản phẩm OCOP

Người mang lại giá trị sản phẩm chè Tân Cương, Thái Nguyên

Kết quả hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo Dự án 5

Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ phối hợp cùng FAO tổ chức Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cấp cao giữa các khu vực về mô hình OCOP

Tài nguyên

Quảng Ninh: Chủ động quản lý khoáng sản, hướng tới phát triển bền vững

Điều kiện cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng

Khát vọng quốc gia biển

Quản lý tài nguyên khoáng sản tại Hà Tĩnh: Thực trạng và giải pháp tháo gỡ từ thực tiễn, chính sách

Môi trường

Giảm phát thải POP và thủy ngân: Việt Nam triển khai dự án quản lý vòng đời sản phẩm và tiêu dùng xanh

Bệnh viện Đa khoa Hà Đông: Tận tâm chữa bệnh, trách nhiệm với môi trường

Kiểm lâm Sơn Động: Chủ động ứng phó, nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

Việt Nam tham vấn chiến lược cho Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Hội thảo Tăng cường huy động khu vực tư nhân trong chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm tại Việt Nam

PGS.TS Nguyễn Văn Chiều: Hun đúc bản lĩnh chính trị - Thắp lửa nghiên cứu - Kiến tạo thế hệ trí thức mới cùng tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW

Tạo nguyên liệu, nhiên liệu từ rác thải tại chợ Dĩnh Kế, phường Bắc Giang, tỉnh Bắc Ninh

Nghiên cứu cơ bản làm nền tảng khoa học vững chắc cho phòng chống thiên tai

Chính sách

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Tiêu chí xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh

Quy định về việc lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn

Phát triển

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai trao Bằng khen cho YeaH1 vì đóng góp phát triển du lịch qua chương trình “Gia đình Haha”

Quảng Trị: Làm việc cùng các nhà đầu tư - động lực phát triển kinh tế trong thời gian tới

Đắk Lắk: Du lịch biển rừng, hội tụ giao thoa hướng tới phát triển kinh tế sau sát nhập

Phía sau vết dầu loang: Hành trình trả ơn thiên nhiên của ông Phạm Văn Sơn

Diễn đàn

Bắc Ninh thành lập Quỹ Đầu tư Phát triển: Bước đi chiến lược thúc đẩy tăng trưởng bền vững

Thời tiết ngày 12/7: Phía Đông Bắc Bộ, Tây Phú Thọ, Thanh Hóa, Nghệ An cục bộ mưa to

Thời tiết ngày 11/7: Bắc Bộ và Thanh Hóa có nơi mưa rất to

Thời tiết ngày 10/7: Bắc Bộ và Thanh Hóa mưa rào và dông, cục bộ mưa rất to