Nông dân Thái Nguyên được hưởng lợi khi sản xuất chè hữu cơ

13/12/2024

TN&MTThủ phủ chè Thái Nguyên đã nổi tiếng về chất lượng chè. Nhu cầu thị trường càng cao thì phải tăng năng suất và chất lượng chè. Cùng với giá chè được nâng lên, sức khỏe, môi trường sống của bà con khi chuyển đổi sang canh tác hữu cơ cũng được cải thiện rõ rệt.

Giúp nông dân nắm rõ khái niệm hữu cơ và theo hướng hữu cơ

Thực hiện Đề án Phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Thái Nguyên, hướng đến xây dựng vùng sản xuất chè hữu cơ theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 11041-6:2018 với quy mô 110 ha, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Nguyên phối hợp với các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh tổ chức thực hiện mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn Việt Nam trên diện tích 40 ha. Trong đó, 7ha được thực hiện tại xã Phục Linh (huyện Đại Từ). Dù mới được triển khai trong thời gian ngắn nhưng mô hình đã tạo sự lan tỏa lớn tới bà con về phương thức sản xuất thân thiện với môi trường, bảo vệ sức khỏe con người.

Các hộ dân tham gia mô hình được Trung tâm hỗ trợ phân bón hữu cơ, chế phẩm bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học và tập huấn chuyển giao kỹ thuật. Chè trong vùng sản xuất chủ yếu là giống LDP1, Long Vân... đang trong giai đoạn thu hoạch, chủ yếu từ 6 - 12 tuổi.

Việc sử dụng các loại phân bón hữu cơ được hỗ trợ giúp cây chè khỏe hơn, lá chè dày, búp mập và non lâu, khi chế biến có độ dính cao. Khi pha màu nước xanh trong, nước chè sánh, ánh bóng, vị ngọt hậu. Tình hình sâu bệnh hại chè (chủ yếu là rầy xanh, bọ cánh tơ) ở mức trung bình.

Thời điểm cuối năm, điều kiện thời tiết thuận lợi cho bọ xít, muỗi phát sinh và gây hại. Tuy nhiên qua theo dõi, các hộ đều tuân thủ phun phòng bằng chế phẩm sinh học thảo mộc nên không ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm chè.

Sau thời gian canh tác theo quy trình hữu cơ, hệ sinh thái nương chè bắt đầu có sự thay đổi, môi trường được cải thiện, mặc dù năng suất chè giai đoạn đầu có tụt giảm 300 – 400 kg/ha so với sản xuất thông thường song chất lượng sản phẩm chè bước đầu được cải thiện.

Tới thăm vùng chè hữu cơ tại HTX chè Nhật Thức (xã Phục Linh), ông Hà Trọng Tuấn, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Thái Nguyên chia sẻ: “Khi sử dụng thuốc hóa học bừa bãi, nông dân tham gia sản xuất sẽ là người đầu tiên gánh chịu ảnh hưởng tới sức khỏe. Ảnh hưởng tiêu cực sẽ diễn ra âm thầm trong suốt quá trình từ chăm sóc, hái búp, sao chè cho tới đóng gói sản phẩm. Do đó, việc chuyển đổi theo hướng sản xuất an toàn, đáp ứng tiêu chuẩn hữu cơ chính bà con sẽ là người đầu tiên hưởng lợi”.

Trong quá trình thực hiện, ông Tuấn cho rằng, bà con cần phân biệt và hiểu rõ hai khái niệm “theo hướng hữu cơ” và “theo tiêu chuẩn hữu cơ”.

“Sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ, bà con phải thực hiện toàn bộ yêu cầu của chứng nhận hữu cơ, còn theo hướng hữu cơ thì chỉ thực hiện một số yêu cầu của tiêu chuẩn hữu cơ. Cùng có chữ "hữu cơ", nhưng giá trị sản phẩm đạt tiêu chuẩn hữu cơ sẽ cao hơn rất nhiều sản phẩm sản xuất theo hướng hữu cơ”, ông Tuấn giải thích.

Do đó, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông mong muốn bà con hoàn thiện các điều kiện, công đoạn chăm sóc để chè đạt tiêu chuẩn hữu cơ, qua đó tăng mạnh giá trị đặc sản địa phương. Kết quả bước đầu cho thấy, giá chè hữu cơ tại xã Phục Linh được HTX và thương lái thua mua cao hơn 30% so với chè sản xuất truyền thống.

Với giá bán 35.000 đồng/kg, mỗi ha canh tác hữu cơ cho sản lượng 13 tấn chè búp tươi, người dân thu về 455 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi 148 triệu đồng/ha.

Động viên nông dân trong giai đoạn đầu sản xuất hữu cơ

Là cầu nối giữa Trung tâm Khuyến nông với các hộ tham gia mô hình sản xuất chè hữu cơ tại xã Phục Linh, HTX chè Nhật Thức luôn đồng hành và tạo điều kiện tối đa để bà con chuyển đổi phương thức sản xuất.

Bà Đào Thị Thức, Giám đốc HTX chè Nhật Thức cho biết, việc vận động thành viên HTX chuyển đổi phương thức canh tác theo tiêu chuẩn hữu cơ gặp nhiều khó khăn. “Để nông dân hiểu, cảm nhận được những giá trị khi chuyển đổi sang làm chè hữu cơ, đặc biệt là những lợi ích về sức khỏe và môi trường thì không hề đơn giản bởi bà con lâu nay thường chỉ quan tâm tới những giá trị nhãn tiền. Do đó, HTX cùng cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Nguyên luôn đồng hành cùng nông dân, hàng tuần đều tới vùng chè để hỗ trợ kỹ thuật và động viên bà con. Chè hữu cơ và sản phẩm sản xuất thông thường có thị trường hoàn toàn khác biệt. Bà con trong giai đoạn chuyển đổi sẽ gặp nhiều khó khăn khi sản lượng không cao mà chất lượng chưa ổn định do thiếu kinh nghiệm canh tác. Do đó, cần động viên nông dân về những lợi ích dài hơi và có sự hỗ trợ kịp thời”, bà Thức cho hay.

Nhiều nông dân tại xã Phục Linh đã gắn bó cả cuộc đời với cây chè, họ chính là những người cảm nhận rõ nét nhất sự thay đổi về sức khỏe và môi trường sau thời gian chuyển đổi sang sản xuất chè hữu cơ.

Bà Đặng Thị Tính chuyển sang sản xuất chè hữu cơ từ năm 2019, hiện đang canh tác 3.600m2 chè hữu cơ cho biết: “Nhà tôi gần đồi chè, trước đây dùng phân hóa học, nhất là thuốc trừ sâu hóa học khiến người lúc nào cũng khó chịu, mệt mỏi, cá trong ao dưới đồi chè cũng không dám ăn. Nhưng những năm trở lại đây, khi không dùng chất hóa học nữa mà chuyển sang hữu cơ, thấy sức khỏe tốt hơn. Giờ mọi người làm chè phấn khởi, an tâm sản xuất mà không phải lo lắng độc hại nữa”.

Ông Trần Văn Linh, Phó Chủ tịch UBND xã Phục Linh cho biết, địa phương xác định chè là cây kinh tế mũi nhọn và làm giàu chủ yếu của địa phương. Đảng ủy và chính quyền xã đã tập trung chỉ đạo, hướng dẫn bà con chuyển đổi và chăm sóc cây chè theo tiêu chuẩn hữu cơ nhằm nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm. Với chủ trương về phát triển sản xuất nông nghiệp sạch rất cần sự quan tâm, hợp tác từ phía người dân để xây dựng và phát triển nhiều mô hình sản xuất chè an toàn, hữu cơ, có lợi cho người sản xuất và tiêu dùng, đảm bảo việc phát triển nông nghiệp bền vững, giúp thương hiệu chè xã Phục Linh được khách hàng tin dùng, thị trường rộng mở.

Để duy trì và nâng cao chất lượng vùng chè hữu cơ của huyện Đại Từ, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Nguyên đề nghị người dân cần tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật để đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn hữu cơ, mạnh dạn hơn nữa trong việc áp dụng khoa học vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm. Trong đó, phải cập nhật đầy đủ và liên tục thông tin sản xuất vào sổ tay canh tác, bảo vệ vùng đệm cách ly...

Năm 2025, Trung tâm Khuyến nông tỉnh sẽ siếp tục triển khai thực hiện mô hình ứng dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất chè theo tiêu chuẩn hữu cơ Việt Nam. Qua đó, giúp người dân có phương thức sản xuất nông nghiệp mới thân thiện với môi trường, góp phần bảo vệ sức khỏe của người sản xuất và người tiêu dùng.

Tâm Đức

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Việt Nam và Senegal ký Bản ghi nhớ thúc đẩy hợp tác nông nghiệp toàn diện

Mía đường - điểm sáng trong hợp tác nông nghiệp Việt Nam - Vân Nam

Thời tiết diễn biến bất thường, ngành trồng trọt vẫn trụ vững nhờ chủ động và đổi mới

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà thăm, tặng quà gia đình người có công tại Biên Hòa, Đồng Nai nhân dịp 27/7

Nông nghiệp

Tỉnh Cà Mau công bố hoàn thành chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát

Quảng Trị: Mô hình phát triển kinh tế cho đồng bào hai bên biên giới Việt - Lào

Không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều TP. Hồ Chí Minh

Sẽ có 300 gian hàng tham gia Hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu - VIETNAM OCOPEX 2025

Tài nguyên

Tập trung nguồn lực, nâng cao hiệu quả thực hiện Đề án khoáng sản chiến lược

Rà soát, chuẩn hoá lại các thủ tục hành chính về đất đai

Tập trung điều tra địa chất và khoáng sản biển

Quảng Ninh: Chủ động quản lý khoáng sản, hướng tới phát triển bền vững

Môi trường

Giải pháp xây dựng lộ trình cho khu vực phát thải thấp ở Việt Nam

Phân loại rác và nói không với thuốc lá - Hướng đến môi trường y tế an toàn

Hà Nội: Phường Kiến Hưng đồng loạt ra quân vệ sinh môi trường, trật tự đô thị

Đồng Tháp: Tích cực thực hiện Đề án Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Nâng cao hiệu quả nông nghiệp, hướng đến phát triển bền vững cho nông dân

Bắc Ninh bổ nhiệm các lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh

Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường đạt điểm cao trong Danh mục tạp chí khoa học được tính điểm của Hội đồng Giáo sư nhà nước

Hội thảo Tăng cường huy động khu vực tư nhân trong chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm tại Việt Nam

Chính sách

Thủ tướng yêu cầu nhanh chóng khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ

Tập trung ứng phó khẩn cấp với mưa lũ trên lưu vực sông Cả

Bộ NN-MT yêu cầu địa phương khẩn trương gia cố tuyến đê trực diện biển

Hà Đông: Hàng chục hộ dân khổ sở lâm cảnh ngập, bụi, ô nhiễm vì đường nâng cao hơn nhà

Phát triển

Bắc Ninh ra quân trấn áp mạnh vi phạm giao thông ngay sau bão số 3

Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội thông báo ngưỡng đảm bảo chất lượng và quy đổi tương đương giữa các phương án tuyển sinh

Bắc Ninh: Trao Huân chương Lao động hạng Ba cho nguyên Tổng Giám đốc Samsung Việt Nam

Bệnh viện Quân y 5: Xanh không gian - Sáng tấm lòng

Diễn đàn

Cà Mau: Đặt mục tiêu tăng trưởng 8,8% vào 6 tháng cuối năm 2025

Thời tiết ngày 24/7: Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An tiếp tục mưa to

Thời tiết ngày 23/7: Bắc Bộ tiếp tục mưa to

Thời tiết ngày 22/7: Khu vực Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa to đến rất to