"Tản mạn chuyện nghề” Những hồi ức đi cùng năm tháng!

20/12/2023

TN&MTTháng 10 về, trong lòng những phóng viên, biên tập viên và người lao động của Tạp chí Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) lại chộn rộn những cảm xúc sâu lắng về nghề: Nhanh thật!, mới thế mà đã 20 năm kể từ ngày thành lập Tạp chí TN&MT xuất bản ra số đầu tiên!

Thứ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Thị Phương Hoa trao giải cho nhà báo Đoàn Thị Hồng Minh (thứ 3 từ phải sang)

Hành trình 20 năm cũng chưa phải là nhiều so với những Tạp chí hay tờ Báo có tên tuổi khác, nhưng có lẽ cũng đủ để một người làm báo như tôi và nhiều đồng nghiệp có được những trải nghiệm nhất định với nghề và cả biết bao kỷ niệm, sự nỗ lực vượt khó, lòng yêu nghề, say nghề, hiểu nghề, yêu ngành TN&MT.

Năm 2009, tôi được tiếp nhận về công tác tại Tạp chí TN&MT, khi đó nhà báo Lê Thị Tuyết là Tổng Biên tập, Tạp chí có 12 người, trụ sở của Tạp chí nằm trong một con ngõ nhỏ ở số 79 Nguyễn Chí Thanh, vẻn vẹn 3 phòng làm việc cũ. Đội ngũ làm ở Tạp chí thời đó còn trẻ, nhiệt huyết, đam mê,… Tôi nhanh chóng bắt nhịp với môi trường làm việc mới, chủ động khai thác đề tài, bắt đầu những chuyến đi tác nghiệp địa phương.

Tôi được Ban Biên tập phân công theo dõi lĩnh vực Biển và Hải đảo; Khoa học và Công nghệ; Giáo dục và Đào tạo. Năm tháng qua đi, tình yêu với nghề báo, sự gắn bó với mỗi lĩnh vực đã giúp tôi có nhiều trải nghiệm với nghề, tình yêu với biển đảo và cả ngành Tài nguyên, Môi trường. 

Được sự giúp đỡ, định hướng của nhà báo Lê Thị Tuyết, cùng với sự đồng hành của các đồng nghiệp, tôi đã chủ động đề xuất các công việc, kế hoạch, tiếp cận với lĩnh vực Ban Biên tập giao một cách nhanh, hiệu quả nhất. Dấu ấn đầu tiên với tôi ngày ấy là cùng Tổng Biên tập Lê Thị Tuyết làm việc với Ban lãnh đạo Vụ Khoa học và Công nghệ về hợp tác tuyên truyền, nhận được sự ủng hộ nhiệt thành từ Vụ trưởng Nguyễn Đắc Đồng và các chuyên viên trong Vụ lúc đó, hay những chuyến đi tác nghiệp với đoàn công tác của Tổng cục Biển và Hải đảo tại các địa phương ven biển, những bài viết, tấm hình phản ánh về cuộc sống, công việc của người làm trắc địa, điều tra tài nguyên biển hay khát vọng người dân vùng ven biển,… được nhiều lên theo năm tháng.

Và năm tháng đi qua, từ những bước đi chập chững, cùng sự dìu dắt, giúp đỡ của các anh, chị đồng nghiệp tại Tạp chí, tôi tự tin với nghề, kiến thức chuyên ngành TN&MT, tác nghiệp trên khắp các nẻo đường, đến những nơi vùng sâu vùng xa hải đảo đang còn nhiều những khó khăn để có được những bài viết phản ánh chân thực về cuộc sống đời thường, bất cập về môi trường và những khát vọng phát triển của người dân địa phương. Càng đi, tôi càng cảm thấy yêu từng mảnh đất, con người của đất nước mình, đồng cảm, thấu hiểu, sẻ chia những khó khăn, vất vả mà những người dân vùng ven biển họ đã, đang trải qua,… Để khi trở về, đặt bút lên trang giấy, tôi tràn đầy cảm xúc,… Đó là “nguyên liệu chân thực” để tôi thể hiện trong những trang viết thấm đẫm hơi thở, sự khao khát, mong ước người dân luôn có một cuộc sống ấm no, yên bình nơi vùng hải đảo xa xôi cách trở,… Hay những vấn đề bất cập trong công tác quản lý môi trường nói chung và biển đảo nói riêng còn chưa đúng pháp luật, còn tiêu cực, cần điều tra, phản ánh.

Chặng đường 20 năm đã đi qua, thời kỳ đầu Tạp chí xuất bản 1 kỳ/tháng, đến năm 2009 tăng lên 2 kỳ/tháng và nay ngoài việc có thêm nhiều các số chuyên đề, kỷ yếu, sách chuyên khảo như: Kinh tế biển; các số chuyên đề về Khoa học - công nghệ; Địa chất Xạ-hiếm, Kỷ yếu 20 năm ngày thành lập Bộ TN&MT,… Nay Tạp chí đã chuyển mình từng bước để bắt nhịp với thời đại công nghệ số, năm 2021 Tạp chí TN&MT điện tử được cấp phép hoạt động, đã đánh dấu một bước đột phá trong phương thức truyền thông nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu thông tin của độc giả.

Tôi cũng không thể đứng ngoài guồng quay của sự chuyển động đó, tôi rất vui sau mỗi số Tạp chí (in và điện tử) được xuất bản và ở đó có những thông điệp ý nghĩa giúp các nhà quản lý, hoạch định chính sách, chuyên gia, nhà khoa học có thêm thông tin chính thống phục vụ cho công việc của mình. Và vui hơn nữa khi nhận thấy sự đổi thay về nhận thức trong mỗi người dân, mỗi địa phương hay cộng đồng về trách nhiệm với bảo vệ môi trường, phân loại rác tại nguồn, sáng kiến giảm thiểu, thích ứng với biến đổi khí hậu. 

Cứ thế, nghề báo đã cuốn tôi vào đam mê, sự tâm huyết, say nghề. Sau bao khó khăn trắc trở, từ một cô phóng viên nhỏ bé, yếu đuối nay đã thực sự mạnh mẽ, tự tin và bản lĩnh với nghề. Một trong những kỷ niệm với tôi là chuyến tác nghiệp một mình tại địa phương Ninh Bình để làm những phóng sự điều tra liên quan đến những “vấn đề” nổi cộm trong lĩnh vực tài nguyên, khoáng sản, đất đai nông nghiệp,… những bài viết ấy đã góp phần tích cực định hướng dư luận, tạo “hiệu ứng” xã hội và sự vào cuộc của các cơ quan chức năng nhằm kịp thời chấn chỉnh những sai phạm tại địa phương,… Hay những bài viết về lĩnh vực biển đảo đã tạo nên dấu ấn trong lòng bạn đọc, bản thân cũng được Bộ TN&MT ghi nhận bằng những phần thưởng tại Giải báo chí của ngành TN&MT lần thứ I và II. 

14 năm tôi được công tác tại nơi này, trải qua 3 nhiệm kỳ Tổng Biên tập: Nhà báo Lê Thị Tuyết; Nhà báo Chu Thái Thành và nay là Tổng Biên tập Đào Xuân Hưng. Mỗi nhiệm kỳ, mỗi giai đoạn và mỗi lãnh đạo đều có một phong thái, điều hành khác nhau nhưng tựu chung đều để lại những ấn tượng, dấu ấn nhiệm kỳ khó quên. Bởi họ đã rèn cho tôi sự cẩn trọng, chỉn chu hơn trong từng con chữ để làm nên những bài báo mang hơi thở cuộc sống. Họ đã cho tôi cảm giác thân thương, ấm áp sau những cuộc hành trình.

Chính ngôi nhà chung này giúp tôi hiểu hơn đằng sau mỗi bài viết tràn trang, hay chỉ là một mẩu tin bé nhỏ, đằng sau bút danh của phóng viên cụ thể là công sức của cả tòa soạn, cả một “cỗ máy”, với rất nhiều người thầm lặng làm việc từ khâu thu thập tin tức, viết bài, biên tập, lên trang, xuất bản, phát hành,... Tất cả đều yêu cầu sự cẩn trọng, chính xác, để cung cấp cho độc giả những vấn đề kịp thời, những bài báo chuyên ngành TN&MT như: Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi); Luật Địa chất và Khoáng sản; Luật Tài nguyên nước (sửa đổi); Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đi vào cuộc sống,...

Chọn theo nghề báo và quyết định về công tác tại Tạp chí TN&MT, tôi luôn tâm niệm, vinh quang và thách thức luôn song hành, nhưng khi đã chọn nghề thì những người làm báo đều luôn lấy câu “bút sắc, lòng trong, mắt sáng” làm kim chỉ nam trong hoạt động nghề nghiệp. Tôi và các đồng nghiệp, những người đã, đang và sẽ sống với nghề vẫn luôn coi đó là một niềm vinh dự, tự hào để tiếp tục bước tiếp con đường mình đã chọn để cùng sát cánh bên nhau đưa Tạp chí phát triển.

VIỆT ANH

Nguồn: Tạp chí Tài nguyên và Môi trường số 17+18 (Kỳ 1+2 tháng 9) năm 2023

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Ngành thủy sản 6 tháng đầu năm 2025: Bứt phá sản lượng đối mặt thách thức xuất khẩu

Bổ sung 16 Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Đồng chí Phùng Đức Tiến nhận Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng

Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản lập mốc 33,84 tỷ USD

Nông nghiệp

Các sản phẩm nông sản Quảng Trị cần làm gì để chinh phục thị trường quốc tế

Nghề làm miến gạo mở đường thoát nghèo tại Thanh Hóa

Việt Nam - châu Phi: Hợp tác Nam - Nam sang trang mới

Những gương sáng trong hành trình giảm nghèo bền vững

Tài nguyên

Quảng Ninh: Chủ động quản lý khoáng sản, hướng tới phát triển bền vững

Điều kiện cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng

Khát vọng quốc gia biển

Quản lý tài nguyên khoáng sản tại Hà Tĩnh: Thực trạng và giải pháp tháo gỡ từ thực tiễn, chính sách

Môi trường

Giữ rừng mùa nắng và bài học quản lý rừng bền vững từ Kiểm lâm Chũ - Lục Ngạn

Giảm phát thải POP và thủy ngân: Việt Nam triển khai dự án quản lý vòng đời sản phẩm và tiêu dùng xanh

Bệnh viện Đa khoa Hà Đông: Tận tâm chữa bệnh, trách nhiệm với môi trường

Kiểm lâm Sơn Động: Chủ động ứng phó, nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường đạt điểm cao trong Danh mục tạp chí khoa học được tính điểm của Hội đồng Giáo sư nhà nước

Hội thảo Tăng cường huy động khu vực tư nhân trong chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm tại Việt Nam

PGS.TS Nguyễn Văn Chiều: Hun đúc bản lĩnh chính trị - Thắp lửa nghiên cứu - Kiến tạo thế hệ trí thức mới cùng tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW

Tạo nguyên liệu, nhiên liệu từ rác thải tại chợ Dĩnh Kế, phường Bắc Giang, tỉnh Bắc Ninh

Chính sách

Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội sẵn sàng cho mùa tuyển sinh 2025 với nhiều điểm mới

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Tiêu chí xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh

Phát triển

Tinh hoa trà Việt: Kết nối doanh nhân, lan tỏa văn hóa

Hội nghị tập huấn triển khai 4 nội dung trọng tâm trong chuyển đổi số

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai trao Bằng khen cho YeaH1 vì đóng góp phát triển du lịch qua chương trình “Gia đình Haha”

Quảng Trị: Làm việc cùng các nhà đầu tư - động lực phát triển kinh tế trong thời gian tới

Diễn đàn

Thời tiết ngày 14/7: Vùng núi Bắc Bộ và Thanh Hóa mưa giảm, trời mát

Thời tiết ngày 13/7: Nhiều khu vực trên cả nước mưa nắng đan xen, mưa tập trung vào chiều tối và đêm

Bắc Ninh thành lập Quỹ Đầu tư Phát triển: Bước đi chiến lược thúc đẩy tăng trưởng bền vững

Thời tiết ngày 12/7: Phía Đông Bắc Bộ, Tây Phú Thọ, Thanh Hóa, Nghệ An cục bộ mưa to