Thương hiệu yến sào Koreanest tiên phong mô hình kinh tế tuần hoàn - Hướng tới tương lai bền vững

08/11/2024

TN&MTTrong bối cảnh phát triển bền vững đang trở thành mục tiêu chung của các doanh nghiệp, mô hình kinh tế tuần hoàn đã và đang được nhiều công ty áp dụng nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường và nâng cao giá trị sản phẩm. Koreanest, một trong những thương hiệu yến sào hàng đầu tại Việt Nam đã có những bước đi tiên phong trong việc xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn, tối ưu hóa quy trình sản xuất và cải tiến chất lượng sản phẩm. Để hiểu rõ hơn về hướng đi này, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn với ông Đinh Xuân Hoàng - Chủ tịch Công ty TNHH dinh dưỡng Natural.

 

Đinh Xuân Hoàng – Chủ tịch Công ty TNHH dinh dưỡng Natural.

PV: Được biết thương hiệu yến sào Koreanest đã và đang áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn vào hoạt động sản xuất của mình. Xin ông chia sẻ động lực và lý do công ty quyết định hướng tới mô hình này?

Ông Đinh Xuân Hoàng:
Kinh tế tuần hoàn là một hướng đi tất yếu để bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Là một doanh nghiệp trong lĩnh vực yến sào, chúng tôi hiểu rằng nguồn tài nguyên thiên nhiên cần được khai thác một cách có trách nhiệm. Việc áp dụng mô hình này không chỉ giúp Koreanest giảm thiểu tác động đến môi trường mà còn tạo ra lợi ích thiết thực, giúp chúng tôi tối ưu hóa quy trình sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm. Động lực lớn nhất của chúng tôi chính là mong muốn góp phần vào một nền kinh tế phát triển bền vững, thân thiện với môi trường và có lợi cho cộng đồng.

PV: Ông có thể nói rõ hơn về các phương pháp cụ thể thương hiệu yến sào Koreanest đã thực hiện để tối ưu hóa và tái sử dụng các phế phẩm trong quy trình sản xuất và kinh doanh yến sào?

Ông Đinh Xuân Hoàng:
Trong quy trình sản xuất, chúng tôi áp dụng nhiều biện pháp để giảm thiểu chất thải. Các phần phế phẩm không thể dùng trong sản phẩm chính như xơ hoặc cặn từ yến được tận dụng để làm phân bón hữu cơ cho các hoạt động nông nghiệp, góp phần tăng thêm giá trị từ nguồn nguyên liệu. Bên cạnh đó, bao bì của sản phẩm yến chưng Koreanest cũng được thiết kế để dễ dàng tái chế hoặc có khả năng phân hủy sinh học, giúp giảm thiểu rác thải nhựa, bảo vệ môi trường.

Về mặt kinh doanh, do đặc thù của ngành sản xuất yến sào là phương pháp chiết rót nóng, chúng tôi sử dụng hũ thủy tinh để đảm bảo chất lượng sản phẩm và an toàn cho người tiêu dùng. Chính vì vậy, tái sử dụng nguồn chai lọ sau khi sản phẩm được tiêu thụ là một ưu tiên hàng đầu của Koreanest. Trong những năm qua, chúng tôi đã triển khai chương trình kích cầu "Đổi 10 vỏ thủy tinh sản phẩm Koreanest sau sử dụng lấy 1 hũ yến Koreanest cùng loại" để khuyến khích khách hàng thu gom và trả lại hũ thủy tinh. Bằng cách này, chúng tôi không chỉ góp phần giảm thiểu rác thải mà còn nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường trong cộng đồng người tiêu dùng.

Bao bì sản phẩm yến chưng Koreanest được thiết kế dễ dàng tái chế

PV: Việc áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn mang lại những lợi ích nào cho chất lượng sản phẩm và trải nghiệm của khách hàng khi sử dụng các sản phẩm yến chưng của Koreanest?

Ông Đinh Xuân Hoàng:
Kinh tế tuần hoàn giúp chúng tôi giảm chi phí sản xuất nhờ vào việc tái sử dụng nguyên liệu và giảm lãng phí tài nguyên, từ đó có thể đầu tư nhiều hơn vào chất lượng sản phẩm và hạ giá thành. Điều này giúp khách hàng của Koreanest dễ dàng tiếp cận các sản phẩm yến chưng chất lượng cao với giá hợp lý. Đồng thời, bao bì thân thiện với môi trường tạo cho khách hàng cảm giác yên tâm và thiện cảm, khi họ biết rằng sản phẩm họ sử dụng không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn góp phần bảo vệ môi trường.

Bao bì thân thiện với môi trường giúp thương hiệu Koreanets chiếm trọn niềm tin từ phía khách hàng

PV: Vậy ông có gặp phải những thách thức gì trong quá trình áp dụng kinh tế tuần hoàn? Công ty đã khắc phục những vấn đề này như thế nào thưa ông?

Ông Đinh Xuân Hoàng:
Một trong những thách thức lớn nhất là đầu tư vào công nghệ sản xuất và cải tiến quy trình để đảm bảo tính bền vững mà vẫn giữ được chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, việc tìm nguồn bao bì thân thiện môi trường nhưng vẫn đảm bảo bảo quản được chất lượng yến sào là điều không đơn giản. Để khắc phục, chúng tôi đã hợp tác với các đối tác cung cấp bao bì xanh uy tín, đồng thời đầu tư nghiên cứu và phát triển quy trình sản xuất, nhằm tối ưu hóa từng công đoạn một cách hiệu quả nhất.

PV: Tầm nhìn dài hạn của Koreanest trong lĩnh vực yến sào là gì, ông có kỳ vọng mô hình kinh tế tuần hoàn sẽ giúp công ty phát triển bền vững như thế nào trong tương lai?

Ông Đinh Xuân Hoàng:
Tầm nhìn dài hạn của chúng tôi là trở thành thương hiệu yến sào hàng đầu tại Việt Nam với sứ mệnh không chỉ cung cấp sản phẩm chất lượng, mà còn góp phần xây dựng lối sống xanh và bền vững. Chúng tôi kỳ vọng rằng việc duy trì mô hình kinh tế tuần hoàn sẽ giúp công ty tạo ra giá trị bền vững không chỉ cho môi trường mà còn cho cộng đồng, từ đó xây dựng lòng tin vững chắc của khách hàng và xã hội. Trong tương lai, Koreanest sẽ tiếp tục mở rộng mô hình này và phát triển thêm các sản phẩm mới, mang đến giải pháp sức khỏe lành mạnh và thân thiện môi trường cho người tiêu dùng.

Hà Dung (thực hiện)

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Việt Nam và Senegal ký Bản ghi nhớ thúc đẩy hợp tác nông nghiệp toàn diện

Mía đường - điểm sáng trong hợp tác nông nghiệp Việt Nam - Vân Nam

Thời tiết diễn biến bất thường, ngành trồng trọt vẫn trụ vững nhờ chủ động và đổi mới

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà thăm, tặng quà gia đình người có công tại Biên Hòa, Đồng Nai nhân dịp 27/7

Nông nghiệp

Quảng Trị: Mô hình phát triển kinh tế cho đồng bào hai bên biên giới Việt - Lào

Không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều TP. Hồ Chí Minh

Sẽ có 300 gian hàng tham gia Hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu - VIETNAM OCOPEX 2025

Quảng Trị: Triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi

Tài nguyên

Tập trung nguồn lực, nâng cao hiệu quả thực hiện Đề án khoáng sản chiến lược

Rà soát, chuẩn hoá lại các thủ tục hành chính về đất đai

Tập trung điều tra địa chất và khoáng sản biển

Quảng Ninh: Chủ động quản lý khoáng sản, hướng tới phát triển bền vững

Môi trường

Giải pháp xây dựng lộ trình cho khu vực phát thải thấp ở Việt Nam

Phân loại rác và nói không với thuốc lá - Hướng đến môi trường y tế an toàn

Hà Nội: Phường Kiến Hưng đồng loạt ra quân vệ sinh môi trường, trật tự đô thị

Đồng Tháp: Tích cực thực hiện Đề án Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Nâng cao hiệu quả nông nghiệp, hướng đến phát triển bền vững cho nông dân

Bắc Ninh bổ nhiệm các lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh

Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường đạt điểm cao trong Danh mục tạp chí khoa học được tính điểm của Hội đồng Giáo sư nhà nước

Hội thảo Tăng cường huy động khu vực tư nhân trong chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm tại Việt Nam

Chính sách

Thủ tướng yêu cầu nhanh chóng khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ

Tập trung ứng phó khẩn cấp với mưa lũ trên lưu vực sông Cả

Bộ NN-MT yêu cầu địa phương khẩn trương gia cố tuyến đê trực diện biển

Hà Đông: Hàng chục hộ dân khổ sở lâm cảnh ngập, bụi, ô nhiễm vì đường nâng cao hơn nhà

Phát triển

Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội thông báo ngưỡng đảm bảo chất lượng và quy đổi tương đương giữa các phương án tuyển sinh

Bắc Ninh: Trao Huân chương Lao động hạng Ba cho nguyên Tổng Giám đốc Samsung Việt Nam

Bệnh viện Quân y 5: Xanh không gian - Sáng tấm lòng

Kinh tế tuần hoàn trong kỷ nguyên mới - Góc nhìn từ PGS.TS. Nguyễn Đình Thọ

Diễn đàn

Cà Mau: Đặt mục tiêu tăng trưởng 8,8% vào 6 tháng cuối năm 2025

Thời tiết ngày 24/7: Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An tiếp tục mưa to

Thời tiết ngày 23/7: Bắc Bộ tiếp tục mưa to

Thời tiết ngày 22/7: Khu vực Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa to đến rất to