Việt Nam phát huy vai trò chủ động trong hợp tác quản lý môi trường các biển Đông Á

23/07/2025

TN&MTTrong hai ngày 22 - 23/7, Hội nghị lần thứ 17 Hội đồng Đối tác (PC17) thuộc Tổ chức Đối tác về Quản lý môi trường các biển Đông Á (PEMSEA) đã diễn ra tại Manila (Philippines) với sự tham dự của đại diện 11 quốc gia thành viên, các đối tác quốc tế, tổ chức khu vực và doanh nghiệp kinh tế biển. Đoàn đại biểu Việt Nam do ông Nguyễn Đức Toàn, Cục trưởng Cục Biển và Hải đảo Việt Nam (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) làm trưởng đoàn đã tham dự đầy đủ các hoạt động của hội nghị, mang theo nhiều sáng kiến và cam kết mạnh mẽ.

Khẳng định vai trò kết nối và điều phối khu vực

PEMSEA được thành lập nhằm điều phối, thúc đẩy quản lý bền vững các vùng biển, ven biển Đông Á - khu vực được đánh giá là một trong những trung tâm đa dạng sinh học biển phong phú bậc nhất thế giới, đồng thời cũng đối diện với nhiều thách thức về biến đổi khí hậu, ô nhiễm nhựa, suy giảm nguồn lợi hải sản. Thông qua Chiến lược Phát triển bền vững biển Đông Á (SDS-SEA), PEMSEA đã phát huy hiệu quả mạng lưới liên kết các đối tác chính phủ, cộng đồng địa phương, khối tư nhân, nhà đầu tư và các cơ quan nghiên cứu nhằm triển khai các mô hình quản lý biển tiên tiến, phù hợp từng điều kiện địa phương.

Năm 2024 ghi dấu bước tiến quan trọng khi PEMSEA mở rộng quan hệ đối tác, đẩy mạnh các sáng kiến kiểm toán carbon xanh, giảm thiểu rác thải nhựa đại dương, thiết lập khung quản lý tổng hợp lưu vực sông. Các nội dung này không chỉ góp phần giảm phát thải khí nhà kính, thích ứng biến đổi khí hậu mà còn bảo vệ sinh kế bền vững cho hàng triệu người dân sống dựa vào biển.

Đoàn đại biểu Việt Nam chụp ảnh lưu niệm tại Hội nghị với bà Aimee Gonzales, Giám đốc điều hành PEMSEA. Ảnh: Ngọc Hoàn.

Đoàn Việt Nam tham gia chủ động, đóng góp trách nhiệm

Tại hội nghị, đoàn Việt Nam đã mang đến nhiều thông tin cập nhật về tiến trình thực hiện các chính sách lớn như: Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến 2030, tầm nhìn 2045; Quy hoạch không gian biển quốc gia; Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương. Việt Nam cũng đã phê duyệt Hiệp định BBNJ (Hiệp định về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học ở các vùng biển ngoài quyền tài phán quốc gia) – thể hiện quyết tâm hội nhập, thực thi nghiêm túc các cam kết quốc tế trong khuôn khổ Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.

Đoàn cũng tham gia Phiên họp toàn thể, đóng góp nhiều ý kiến nhằm hoàn thiện Báo cáo Chủ tịch Hội đồng, bầu chọn thành viên Hội đồng nhiệm kỳ tới. Đặc biệt, ông Lê Đại Thắng, Phó Trưởng phòng Kiểm soát tài nguyên, môi trường biển và hải đảo thuộc Cục Biển và Hải đảo Việt Nam được tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Phiên họp Liên chính phủ nhiệm kỳ 2025 - 2028, khẳng định vị thế và uy tín của Việt Nam trong các cơ chế hợp tác biển khu vực.

Hợp tác vì mục tiêu “Đại dương khỏe mạnh - Con người khỏe mạnh”

Tại các phiên kỹ thuật, đoàn Việt Nam đã trao đổi sâu về quản lý biển tổng hợp, phát triển kinh tế biển xanh, hợp tác thiết lập mạng lưới khu bảo tồn biển theo mục tiêu toàn cầu 30x30 (bảo vệ ít nhất 30% diện tích đại dương vào năm 2030). Các vấn đề như xây dựng Chương trình carbon xanh, công nghệ sinh học biển, nhãn sinh thái, kinh tế tuần hoàn biển cũng được thảo luận, phù hợp định hướng của Việt Nam về phát triển bền vững, tăng trưởng xanh.

Theo đại diện Cục Biển và Hải đảo Việt Nam, tham gia tích cực vào các sáng kiến khu vực như PEMSEA không chỉ giúp Việt Nam tiếp cận và chia sẻ kinh nghiệm quốc tế mà còn mở rộng hợp tác, huy động nguồn lực, công nghệ và tài chính cho quản lý biển và hải đảo - lĩnh vực đang cần những bước đột phá về thể chế, khoa học công nghệ và nhân lực chất lượng cao.

Cục trưởng Cục Biển và Hải đảo Việt Nam Nguyễn Đức Toàn dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam chụp ảnh lưu niệm tại Hội nghị với bà Atty. Analiza Rebuelta - Teh, Thứ trưởng Bộ Môi trường và Tài nguyên Philippines (giữa). Ảnh: Ngọc Hoàn.

Hướng tới mục tiêu quốc gia mạnh về biển

Với đường bờ biển dài hơn 3.260 km, hàng nghìn hòn đảo, quần đảo, vùng biển rộng lớn, biển đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của Việt Nam. Việc tham gia các cơ chế đa phương, các tổ chức khu vực như PEMSEA là một phần trong định hướng hội nhập quốc tế sâu rộng, chủ động, linh hoạt và hiệu quả theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng.

Những cam kết, hành động thiết thực của Việt Nam tại hội nghị lần này thêm một lần khẳng định quyết tâm gìn giữ đại dương khỏe mạnh, phát triển kinh tế biển xanh, gắn với sinh kế bền vững của cộng đồng ven biển, đóng góp cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển bền vững ở khu vực các biển Đông Á.

PV

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Việt Nam và Senegal ký Bản ghi nhớ thúc đẩy hợp tác nông nghiệp toàn diện

Mía đường - điểm sáng trong hợp tác nông nghiệp Việt Nam - Vân Nam

Thời tiết diễn biến bất thường, ngành trồng trọt vẫn trụ vững nhờ chủ động và đổi mới

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà thăm, tặng quà gia đình người có công tại Biên Hòa, Đồng Nai nhân dịp 27/7

Nông nghiệp

Quảng Trị: Mô hình phát triển kinh tế cho đồng bào hai bên biên giới Việt - Lào

Không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều TP. Hồ Chí Minh

Sẽ có 300 gian hàng tham gia Hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu - VIETNAM OCOPEX 2025

Quảng Trị: Triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi

Tài nguyên

Tập trung nguồn lực, nâng cao hiệu quả thực hiện Đề án khoáng sản chiến lược

Rà soát, chuẩn hoá lại các thủ tục hành chính về đất đai

Tập trung điều tra địa chất và khoáng sản biển

Quảng Ninh: Chủ động quản lý khoáng sản, hướng tới phát triển bền vững

Môi trường

Giải pháp xây dựng lộ trình cho khu vực phát thải thấp ở Việt Nam

Phân loại rác và nói không với thuốc lá - Hướng đến môi trường y tế an toàn

Hà Nội: Phường Kiến Hưng đồng loạt ra quân vệ sinh môi trường, trật tự đô thị

Đồng Tháp: Tích cực thực hiện Đề án Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Nâng cao hiệu quả nông nghiệp, hướng đến phát triển bền vững cho nông dân

Bắc Ninh bổ nhiệm các lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh

Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường đạt điểm cao trong Danh mục tạp chí khoa học được tính điểm của Hội đồng Giáo sư nhà nước

Hội thảo Tăng cường huy động khu vực tư nhân trong chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm tại Việt Nam

Chính sách

Thủ tướng yêu cầu nhanh chóng khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ

Tập trung ứng phó khẩn cấp với mưa lũ trên lưu vực sông Cả

Bộ NN-MT yêu cầu địa phương khẩn trương gia cố tuyến đê trực diện biển

Hà Đông: Hàng chục hộ dân khổ sở lâm cảnh ngập, bụi, ô nhiễm vì đường nâng cao hơn nhà

Phát triển

Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội thông báo ngưỡng đảm bảo chất lượng và quy đổi tương đương giữa các phương án tuyển sinh

Bắc Ninh: Trao Huân chương Lao động hạng Ba cho nguyên Tổng Giám đốc Samsung Việt Nam

Bệnh viện Quân y 5: Xanh không gian - Sáng tấm lòng

Kinh tế tuần hoàn trong kỷ nguyên mới - Góc nhìn từ PGS.TS. Nguyễn Đình Thọ

Diễn đàn

Cà Mau: Đặt mục tiêu tăng trưởng 8,8% vào 6 tháng cuối năm 2025

Thời tiết ngày 24/7: Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An tiếp tục mưa to

Thời tiết ngày 23/7: Bắc Bộ tiếp tục mưa to

Thời tiết ngày 22/7: Khu vực Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa to đến rất to