Bộ Tư pháp: Tổ chức Hội nghị phổ biến, quán triệt Luật Đất đai năm 2024

22/03/2024

TN&MTNgày 22/03 Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị phổ biến, quán triệt, triển khai Luật Đất đai 2024 cho toàn ngành Tư pháp. Hội nghị có sự tham gia của Bộ Trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long; Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân; Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng; Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc… Cùng lãnh đạo của Sở Tư pháp và Cục Thi hành án dân sự tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Người dân là trung tâm của chính sách

Phát biểu tại Hội nghị Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng cho biết, Luật Đất đai 2024 được Quốc hội khóa XV thông qua vào ngày 18/01/2024. So với Luật Đất đai năm 2013, Luật có nhiều điểm mới quan trọng. Luật Đất đai 2024 có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường của đất nước; có tác động sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp trong bối cảnh mới. Nhiều điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 liên quan trực tiếp đến các quy định của Bộ luật Dân sự, Luật Công chứng, Luật Đấu giá tài sản, Luật Thi hành dân sự,…là các đạo luật thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ, Ngành Tư pháp.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng phát biểu tại Hội nghị.

“Hội nghị với mục đích chủ động phổ biến, quán triệt Luật Đất đai 2024 cho toàn ngành Tư pháp, bảo đảm kịp thời, thực chất, hiệu quả; nâng cao hiểu biết, nhận thức và trách nhiệm của Bộ, ngành Tư Pháp trong việc triển khai thi hành Luật Đất đai; tổ chức thực hiện có hiệu quả trong Bộ, ngành Tư pháp Quyết định số 222 ngày 05/03/2024 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Đất đai”, Thứ trưởng Bộ Tư pháp nhấn mạnh.

Tham luận về một trong những điểm mới nổi bật, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân cho biết Luật Đất đai 2024 đã chuyển các quy định về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đặt ngay sau chương quy định về quyền và trách nhiệm của Nhà nước, công dân đối với đất đai và nằm trước các quy định về quản lý hành chính Nhà nước về đất đai thể hiện sự tôn trọng đối với quyền lợi của người dân, coi nhân dân là gốc rẽ, là nền tảng, là trung tâm của chính sách.

Đồng thời, các chương tiếp theo quy định về các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai được bố cục theo trình tự các bước thực hiện trong thực tế để đảm bảo tính logic, khoa học, thuận tiện trong tra cứu.

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân tham luận những điểm mới của Luật Đất đai 2024 và những lưu ý với ngành Tư pháp.

Ngoài ra, liên quan đến việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân thông tin Luật Đất đai 2024 đã kế thừa các quy định đã được thực tiễn chứng minh là phù hợp và sửa đổi bổ sung các nguyên tắc bồi thường theo hướng đa dạng các hình thức bồi thường về đất. Trong đó, hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi được bồi thường bằng đất có cùng mục đích với đất bị thu hồi hoặc bằng tiền, bằng đất khác hoặc bằng nhà ở phù hợp với nhu cầu của người có đất bị thu hồi và quỹ đất của từng địa phương.

Thêm nữa, với mục đích nhằm cụ thể hóa nguyên tắc “có chỗ ở, đảm bảo thu nhập và điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ”, Luật Đất đai 2024 đã quy định tiêu chí khu tái định cư về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, địa điểm thực hiện tái định cư... Theo đó, khu tái định cư có thể bố trí cho một hoặc nhiều dự án. Khi Nhà nước thu hồi đất mà phần diện tích còn lại của thửa đất sau khi thu hồi nhỏ hơn diện tích tối thiểu, nếu người sử dụng đất đồng ý thu hồi đất thì Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất và thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, quản lý diện tích đất này theo quy định của pháp luật.

Không để xảy ra tình trạng “nợ đọng” văn bản

Cũng tại Hội nghị, đề xuất một số giải pháp góp phần đưa Luật Đất đai 2024 sớm đưa vào triển khai thực tiễn một cách hiệu quả, Thứ trưởng Lê Minh Ngân đề xuất cần sự chỉ đạo thống nhất của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ cũng như sự phối hợp chặt chẽ thường xuyên, hiệu quả giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan, tổ chức hữu quan trong việc triển khai thi hành Luật.

Ngành tư pháp phổ biến, quán triệt Luật Đất đai năm 2024

Toàn cảnh Hội nghị phổ biến, quán triệt, triển khai Luật Đất đai 2024.

Đồng thời, bên cạnh việc xác định lộ trình cụ thể để bảo đảm Luật Đất đai và các văn bản quy định chi tiết thi hành được thực hiện thống nhất, đồng bộ trên phạm vi cả nước kể từ ngày 1/1/2025 khi Luật có hiệu lực thi hành thì cũng cần thường xuyên, kịp thời kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ, giải quyết vướng mắc, khó khăn phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện để bảo đảm tiến độ, hiệu quả của việc triển khai, thi hành Luật Đất đai 2024.

Đối với Bộ Tư pháp, Thứ trưởng Lê Minh Ngân đề nghị tiếp tục nâng cao chất lượng công tác thẩm định các Nghị định để bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất, đồng bộ của các Nghị định với Hiến pháp, Luật và các văn bản liên quan.

Ngoài ra, Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường cũng cho biết sau khi rà soát quy định của Luật Đất đai năm 2024 cho thấy có khoảng 104 nội dung Luật giao Chính phủ, Bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định chi tiết nội dung Luật. Theo đó, đây là khối lượng nội dung rất lớn, rất khó, quỹ thời gian không nhiều, đòi hỏi các cơ quan trong phạm vi nhiệm vụ được giao phải tích cực, khẩn trương, tập trung nỗ lực rất lớn thực hiện để bảo đảm các văn bản được giao quy định chi tiết phải có hiệu lực đồng thời với Luật theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

“Cần phải bảo đảm tình trạng nợ đọng, chậm ban hành văn bản quy định chi tiết như lâu nay phải được khắc phục và nhất thiết không để “tái diễn” với Luật Đất đai năm 2024 - một văn bản luật có tầm quan trọng đặc biệt với sự phát triển của đất nước, với cộng đồng doanh nghiệp và người dân”, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân nói.

Luật Đất đai năm 2024 gồm 16 chương, 260 điều, trong đó sửa đổi, bổ sung 180/212 điều của Luật Đất đai năm 2013 và bổ sung mới 78 điều. So với Luật Đất đai năm 2013, Luật Đất đai năm 2024 đã thể chế nhiều nội dung mới mang tính chất đột phá quan trọng, góp phần vào mục tiêu hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng đất.

Văn Thanh 

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Việt Nam là đối tác tiên phong trong nền tảng NPAP chống ô nhiễm nhựa

Ngành Thú y phải chủ động, chuyên nghiệp, bền vững hơn

Cơ hội lớn cho nông sản Việt Nam vào thị trường Halal Pakistan

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp xã giao Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam

Nông nghiệp

Người mang lại giá trị sản phẩm chè Tân Cương, Thái Nguyên

Kết quả hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo Dự án 5

Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ phối hợp cùng FAO tổ chức Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cấp cao giữa các khu vực về mô hình OCOP

Tăng sức cạnh tranh cho nông sản mùa vụ

Tài nguyên

Điều kiện cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng

Khát vọng quốc gia biển

Quản lý tài nguyên khoáng sản tại Hà Tĩnh: Thực trạng và giải pháp tháo gỡ từ thực tiễn, chính sách

Điện Biên: Kỳ vọng đổi mới từ Luật Địa chất - Khoáng sản năm 2024

Môi trường

Lâm trường Lục Ngạn: Đổi thay từ chuyển đổi mô hình

Bài cuối: Từ nền móng vững chắc đến kỳ vọng phát triển lâm nghiệp hiện đại, bền vững

Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp UNDP ra mắt cơ chế chính sách đa bên chống ô nhiễm nhựa

Thúc đẩy hành động từ dữ liệu: Hướng tiếp cận mới cho quản lý rác thải nhựa tại Việt Nam

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

PGS.TS Nguyễn Văn Chiều: Hun đúc bản lĩnh chính trị - Thắp lửa nghiên cứu - Kiến tạo thế hệ trí thức mới cùng tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW

Tạo nguyên liệu, nhiên liệu từ rác thải tại chợ Dĩnh Kế, phường Bắc Giang, tỉnh Bắc Ninh

Nghiên cứu cơ bản làm nền tảng khoa học vững chắc cho phòng chống thiên tai

5 Luật mới định hình tương lai khoa học công nghệ Việt Nam

Chính sách

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Tiêu chí xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh

Quy định về việc lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn

Phát triển

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai trao Bằng khen cho YeaH1 vì đóng góp phát triển du lịch qua chương trình “Gia đình Haha”

Đắk Lắk: Du lịch biển rừng, hội tụ giao thoa hướng tới phát triển kinh tế sau sát nhập

Phía sau vết dầu loang: Hành trình trả ơn thiên nhiên của ông Phạm Văn Sơn

Tổ chức FAO khuyến nghị Việt Nam trao công nghệ AI tận tay nhà nông

Diễn đàn

Thời tiết ngày 11/7: Bắc Bộ và Thanh Hóa có nơi mưa rất to

Thời tiết ngày 10/7: Bắc Bộ và Thanh Hóa mưa rào và dông, cục bộ mưa rất to

Thời tiết ngày 9/7: Đông Bắc Bộ, Thanh Hóa - Đà Nẵng, Quảng Ngãi - Đắk Lắk, Khánh Hòa nắng nóng

Thời tiết ngày 8/7: Vùng núi Bắc Bộ, Cao nguyên Trung Bộ và Nam Bộ cục bộ mưa to