Cử tri nhiều lần kiến nghị, sổ đỏ đất rừng ở Hòa Bình vẫn bặt vô âm tín

01/07/2023

TN&MTViệc chậm cấp đổi sổ đỏ đất rừng đã gây nên nhiều khó khăn và hệ lụy cho cả công tác quản lí của cơ quan chức năng và người sử dụng đất. Theo Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, vấn đề này đã rất nhiều lần được cử tri gửi kiến nghị giải quyết.

Cử tri nhiều lần kiến nghị, sổ đỏ đất rừng ở Hòa Bình vẫn bặt vô âm tín

Chậm cấp sổ đỏ đất rừng đã gây khó khăn cho người sử dụng và cơ quan quản lí

Liên quan đến việc chậm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rừng sản xuất (sổ đỏ) theo Dự án 672 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, trao đổi với PV, bà Bùi Thị Hiển - Phó Trưởng phòng Công tác Quốc hội, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Hòa Bình cho biết: Vấn đề này, trong nhiều năm qua, đã rất nhiều lần ĐBQH nhận được kiến nghị của cử tri.

Theo bà Hiển, Đoàn ĐBQH đã có văn bản đề nghị UBND tỉnh nghiên cứu, có giải pháp căn cơ để giải quyết, khắc phục những sai sót, vướng mắc trong việc cấp giấy chứng nhận (GCN) quyền sử dụng đất, trọng tâm là đối với đất lâm nghiệp được triển khai đo đạc theo Dự án 672.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Hòa Bình, ngày 28.4.2006, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 672 về việc phê duyệt Dự án thành lập bản đồ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho 8 tỉnh miền núi phía Bắc, duyên hải Bắc Trung bộ và 9 tỉnh duyên hải miền Trung, Đông Nam bộ (Dự án 672).

Tại tỉnh Hòa Bình, Dự án 672 triển khai từ đầu năm 2007, đến tháng 12.2013, dự án hoàn thành, Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện thanh lí, nghiệm thu sản phẩm của dự án.

Sở Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức bàn giao bản đồ đất lâm nghiệp tỉ lệ 1/10.000 và hồ sơ địa chính cho UBND cấp huyện, UBND cấp xã để đưa vào khai thác, sử dụng. Đồng thời, trao GCN quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân.

Tuy nhiên, trong quá trình quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp có một số kiến nghị về sai sót trên GCN quyền sử dụng đất.

Sở Tài nguyên và Môi trường đã ban hành văn bản gửi UBND các huyện, thành phố đề nghị rà soát, báo cáo các trường hợp sai sót trong quản lí, sử dụng bản đồ, hồ sơ địa chính đất lâm nghiệp thuộc Dự án 672.

Theo đó, bản đồ địa chính đất lâm nghiệp tỉ lệ 1/10.000 được thành lập trên bản đồ nền tỉ lệ 1/10.000 (khoanh khu vực đất lâm nghiệp) do Bộ Tài nguyên cung cấp được thực hiện bằng phương pháp đo vẽ ảnh hàng không; theo Thiết kế kỹ thuật – Dự toán được duyệt đo vẽ chi tiết được thực hiện bằng phương pháp xét đoán tương quan (khoanh vẽ), đo vẽ bằng công nghệ GPS cầm tay nên sai số lớn. Đến nay đã có biến động lớn.

Do vậy, UBND tỉnh Hòa Bình đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị liên quan nghiên cứu để báo cáo hướng giải quyết đo vẽ lại bản đồ địa chính đất lâm nghiệp với tỉ lệ lớn hơn, đảm bảo độ chính xác cao hơn để. Nhằm xử lí dứt điểm các tồn tại, sai sót trong quản lí, sử dụng bản đồ, hồ sơ địa chính đất lâm nghiệp.

Theo tìm hiểu của PV, trong quá trình trao GCN cho cá nhân, hộ gia đình, tính đến cuối năm 2013, còn hơn 45.000 GCN chưa được trao cho người sử dụng đất. Trong đó, 25.023 GCN đã cấp nhưng chưa trao cho người sử dụng đất, 20.057 GCN chưa kí, đóng dấu.

Trong số 25.023 GCN đã cấp nhưng chưa trao cho người sử dụng đất, có 9.585 GCN chưa được trao cho người sử dụng đất và 15.438 GCN phát hiện sai sót.

Đối với 9.585 GCN chưa được trao cho người sử dụng đất, nguyên nhân được xác định hơn 2.600 GCN do một số hộ không đến nhận, nhờ người khác nhận thay nhưng không có giấy ủy quyền. Ngoài ra, gần 7.000 GCN đã in tên lãnh đạo UBND huyện nhưng các lãnh đạo này đã về hưu hoặc chuyển công tác.

Đối với hơn 15.000 GCN phát hiện sai xót được xác định do sai về hình thể, vị trí ranh giới, diện tích; in sai số CMND, địa chỉ, thông tin cá nhân người sử dụng đất; in sai loại đất, sai địa giới hành chính.

Theo laodong.vn

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Việt Nam là đối tác tiên phong trong nền tảng NPAP chống ô nhiễm nhựa

Ngành Thú y phải chủ động, chuyên nghiệp, bền vững hơn

Cơ hội lớn cho nông sản Việt Nam vào thị trường Halal Pakistan

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp xã giao Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam

Nông nghiệp

Người mang lại giá trị sản phẩm chè Tân Cương, Thái Nguyên

Kết quả hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo Dự án 5

Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ phối hợp cùng FAO tổ chức Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cấp cao giữa các khu vực về mô hình OCOP

Tăng sức cạnh tranh cho nông sản mùa vụ

Tài nguyên

Điều kiện cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng

Khát vọng quốc gia biển

Quản lý tài nguyên khoáng sản tại Hà Tĩnh: Thực trạng và giải pháp tháo gỡ từ thực tiễn, chính sách

Điện Biên: Kỳ vọng đổi mới từ Luật Địa chất - Khoáng sản năm 2024

Môi trường

Lâm trường Lục Ngạn: Đổi thay từ chuyển đổi mô hình

Bài cuối: Từ nền móng vững chắc đến kỳ vọng phát triển lâm nghiệp hiện đại, bền vững

Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp UNDP ra mắt cơ chế chính sách đa bên chống ô nhiễm nhựa

Thúc đẩy hành động từ dữ liệu: Hướng tiếp cận mới cho quản lý rác thải nhựa tại Việt Nam

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

PGS.TS Nguyễn Văn Chiều: Hun đúc bản lĩnh chính trị - Thắp lửa nghiên cứu - Kiến tạo thế hệ trí thức mới cùng tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW

Tạo nguyên liệu, nhiên liệu từ rác thải tại chợ Dĩnh Kế, phường Bắc Giang, tỉnh Bắc Ninh

Nghiên cứu cơ bản làm nền tảng khoa học vững chắc cho phòng chống thiên tai

5 Luật mới định hình tương lai khoa học công nghệ Việt Nam

Chính sách

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Tiêu chí xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh

Quy định về việc lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn

Phát triển

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai trao Bằng khen cho YeaH1 vì đóng góp phát triển du lịch qua chương trình “Gia đình Haha”

Đắk Lắk: Du lịch biển rừng, hội tụ giao thoa hướng tới phát triển kinh tế sau sát nhập

Phía sau vết dầu loang: Hành trình trả ơn thiên nhiên của ông Phạm Văn Sơn

Tổ chức FAO khuyến nghị Việt Nam trao công nghệ AI tận tay nhà nông

Diễn đàn

Thời tiết ngày 11/7: Bắc Bộ và Thanh Hóa có nơi mưa rất to

Thời tiết ngày 10/7: Bắc Bộ và Thanh Hóa mưa rào và dông, cục bộ mưa rất to

Thời tiết ngày 9/7: Đông Bắc Bộ, Thanh Hóa - Đà Nẵng, Quảng Ngãi - Đắk Lắk, Khánh Hòa nắng nóng

Thời tiết ngày 8/7: Vùng núi Bắc Bộ, Cao nguyên Trung Bộ và Nam Bộ cục bộ mưa to