Đắk Nông thu hồi gần 1.800 ha đất của dự án lâm nghiệp nhiều vi phạm

27/05/2023

TN&MTMặc dù được giao rừng, đất quy hoạch rừng phòng hộ với diện tích lớn nhưng Công ty Phú Gia Phát chưa lập hồ sơ đề nghị giao rừng, cho thuê đất rừng theo quy định; chưa ký quỹ đảm bảo thực hiện dự án.

Đắk Nông thu hồi gần 1.800 ha đất của dự án lâm nghiệp nhiều vi phạm

Ảnh minh họa

Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Nông vừa ban hành quyết định thu hồi gần 1.800 ha đất đã giao cho Công ty Cổ phần đầu tư Phú Gia Phát (gọi tắt là Công ty Phú Gia Phát-Thành phố Hồ Chí Minh).

Diện tích trên được giao cho công ty Phú Gia Phát từ ngày 3/6/2016 để thực hiện dự án quản lý, bảo vệ và trồng rừng phòng hộ tại huyện Krông Nô.

Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Nông giao Sở Tài nguyên và Môi trường thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà và tài sản trên đất đã cấp cho Công ty Phú Gia Phát, đồng thời phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương rà soát hiện trạng đất đai, tham mưu Ủy ban Nhân dân tỉnh bàn giao diện tích đất có rừng cho Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Nung (trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Nông) quản lý; giao diện tích đất không có rừng cho Ủy ban Nhân dân huyện Krông Nô quản lý.

Ủy ban Nhân dân tỉnh giao các cơ quan chức năng xử lý các nội dung liên quan tới việc hoàn trả tiền dịch vụ môi trường rừng đã tạm ứng cho Công ty Phú Gia Phát (2,9 tỷ đồng).

Trước đó, tháng 4/2022, Sở Tài nguyên và Môi trường Đắk Nông đã ban hành kết luận thanh tra về dự án của Công ty Phú Gia Phát.

Mặc dù được giao rừng, đất quy hoạch rừng phòng hộ với diện tích lớn nhưng Công ty Phú Gia Phát chưa lập hồ sơ đề nghị giao rừng, cho thuê đất rừng theo quy định; chưa ký quỹ đảm bảo thực hiện dự án.

Từ khi được giao đất, giao rừng, Công ty Phú Gia Phát quản lý tương đối tốt diện tích đất có rừng (hơn 750 ha).

Tuy nhiên, đối với diện tích đất không còn rừng (hơn 990ha), Công ty mới trồng được gần 150ha (chỉ bằng 15% so với kế hoạch đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông phê duyệt), nhưng phần lớn đã bị phá, lấn chiếm đất.

Bên cạnh đó, Sở Tài nguyên và Môi trường Đắk Nông cũng xác định Công ty Phú Gia Phát có nhiều vi phạm trong quá trình thực hiện dự án như: tự ý mở đường trong khu vực thực hiện dự án (đất quy hoạch rừng phòng hộ và rừng sản xuất); tạm ứng tiền trồng rừng thay thế của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Đắk Nông nhưng không cung cấp được hồ sơ để thanh toán, khấu trừ tạm ứng theo quy định…

Cũng theo kết luận của Sở Tài nguyên và Môi trường Đắk Nông, có nhiều nội dung không đảm bảo về pháp lý trong việc giao rừng, cho thuê rừng, đất rừng để Công ty Phú Gia Phát thực hiện dự án.

Điển hình như nhà đầu tư không thực hiện ký quỹ theo quy định và trách nhiệm chính thuộc về Sở Kế hoạch và Đầu tư Đắk Nông.

Việc giao đất với thời hạn 50 năm cho Công ty Phú Gia Phát cũng bị xác định là không đúng quy định của Luật Đất đai và trách nhiệm thuộc về Sở Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Nông.

Trong số gần 1.800 ha đất được giao cho nhà đầu tư, có hàng trăm hecta đã bị người dân lấn chiếm, canh tác nông nghiệp từ trước năm 2014 nhưng Ủy ban Nhân dân huyện Krông Nô và các đơn vị chức năng liên quan đã tham mưu xử lý không đúng quy định.

Theo vietnamplus.vn

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Việt Nam là đối tác tiên phong trong nền tảng NPAP chống ô nhiễm nhựa

Ngành Thú y phải chủ động, chuyên nghiệp, bền vững hơn

Cơ hội lớn cho nông sản Việt Nam vào thị trường Halal Pakistan

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp xã giao Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam

Nông nghiệp

Người mang lại giá trị sản phẩm chè Tân Cương, Thái Nguyên

Kết quả hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo Dự án 5

Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ phối hợp cùng FAO tổ chức Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cấp cao giữa các khu vực về mô hình OCOP

Tăng sức cạnh tranh cho nông sản mùa vụ

Tài nguyên

Điều kiện cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng

Khát vọng quốc gia biển

Quản lý tài nguyên khoáng sản tại Hà Tĩnh: Thực trạng và giải pháp tháo gỡ từ thực tiễn, chính sách

Điện Biên: Kỳ vọng đổi mới từ Luật Địa chất - Khoáng sản năm 2024

Môi trường

Lâm trường Lục Ngạn: Đổi thay từ chuyển đổi mô hình

Bài cuối: Từ nền móng vững chắc đến kỳ vọng phát triển lâm nghiệp hiện đại, bền vững

Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp UNDP ra mắt cơ chế chính sách đa bên chống ô nhiễm nhựa

Thúc đẩy hành động từ dữ liệu: Hướng tiếp cận mới cho quản lý rác thải nhựa tại Việt Nam

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

PGS.TS Nguyễn Văn Chiều: Hun đúc bản lĩnh chính trị - Thắp lửa nghiên cứu - Kiến tạo thế hệ trí thức mới cùng tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW

Tạo nguyên liệu, nhiên liệu từ rác thải tại chợ Dĩnh Kế, phường Bắc Giang, tỉnh Bắc Ninh

Nghiên cứu cơ bản làm nền tảng khoa học vững chắc cho phòng chống thiên tai

5 Luật mới định hình tương lai khoa học công nghệ Việt Nam

Chính sách

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Tiêu chí xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh

Quy định về việc lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn

Phát triển

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai trao Bằng khen cho YeaH1 vì đóng góp phát triển du lịch qua chương trình “Gia đình Haha”

Đắk Lắk: Du lịch biển rừng, hội tụ giao thoa hướng tới phát triển kinh tế sau sát nhập

Phía sau vết dầu loang: Hành trình trả ơn thiên nhiên của ông Phạm Văn Sơn

Tổ chức FAO khuyến nghị Việt Nam trao công nghệ AI tận tay nhà nông

Diễn đàn

Thời tiết ngày 11/7: Bắc Bộ và Thanh Hóa có nơi mưa rất to

Thời tiết ngày 10/7: Bắc Bộ và Thanh Hóa mưa rào và dông, cục bộ mưa rất to

Thời tiết ngày 9/7: Đông Bắc Bộ, Thanh Hóa - Đà Nẵng, Quảng Ngãi - Đắk Lắk, Khánh Hòa nắng nóng

Thời tiết ngày 8/7: Vùng núi Bắc Bộ, Cao nguyên Trung Bộ và Nam Bộ cục bộ mưa to