Lâm Đồng hủy bỏ các quy định về việc tách thửa đất nông nghiệp

24/05/2023

TN&MTNgày 23/5, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Văn Hiệp đã ký ban hành văn bản số 4464/UBND-ĐC1 về việc tách thửa đất, hợp thửa đất trên địa bàn toàn tỉnh với nội dung chấm dứt hiệu lực của các văn bản trước đó liên quan đến vấn đề này.

Lâm Đồng hủy bỏ các quy định về việc tách thửa đất nông nghiệp

Văn bản mới ban hành nêu rõ: Chấm dứt hiệu lực toàn bộ các văn bản của UBND tỉnh gồm số 491 l/UBND-ĐC ngày 5/7/2022 về tiếp nhận, xem xét, giải quyết hồ sơ tách thửa, hợp thửa đất trên địa bàn tỉnh; số 1952/UBND-ĐC1 ngày 16/3/2023 về việc xử lý các vướng mắc, khó khăn liên quan đến việc phân lô, tách thửa, kinh doanh bất động sản trên địa bàn các huyện, thành phố, kể từ ngày ký văn bàn này.

UBND tỉnh giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì cùng Sở Xây dựng, Sở Tư pháp và các cơ quan, đơn vị liên quan dự thảo Quyết định thay thế Quyết định số 40/2021/QĐ-UBND ngày 1/11/2021 của UBND tỉnh theo hướng: Xây dựng nội dung dự thảo theo đúng quy định của pháp luật đất đai về tách thửa, hợp thửa (chỉ những nội dung quy định UBND cấp tỉnh phải ban hành); bỏ quy định về mở đường giao thông, thu hồi đất làm đường giao thông (do đã được quy định tại Luật Xây dựng và các Luật khác liên quan); bỏ quy định về việc lập quy hoạch chi tiết, lập dự án (do đã được quy định tại Luật Xây dựng, Luật Nhà ở và các Luật khác liên quan); một số nội dung khác phù hợp theo đề xuất của Sở Tài nguyên và Môi trường tại văn bản nêu trên.

Trước đó, trong giai đoạn thị trường bất động sản ở Lâm Đồng "bùng nổ" hình thức phân lô, bán nền đất nông nghiệp núp bóng dự án bất động sản nên cuối năm 2021, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành văn bản quy định về điều kiện tách thửa đất nông nghiệp trên địa bàn, trong đó có quy định diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất nông nghiệp là 500m2 tại khu vực đô thị, 1.000m2 tại khu vực nông thôn.

Tiếp đó, tháng 1/2022, UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành các văn bản tạm dừng tiếp nhận, giải quyết các thủ tục liên quan đến tách thửa đất nông nghiệp. Đến tháng 7/2022, UBND tỉnh có văn bản mới quy định về việc tách, hợp thửa đất nhưng hầu như cá nhân vẫn không thể tách thửa đất nông nghiệp của mình; trừ trường hợp phải lập hợp tác xã, công ty và thửa đất muốn tách phải lập dự án, lập quy hoạch để trình các cấp phê duyệt, rất nhiêu khê.

Tháng 3/2023, UBND tỉnh Lâm Đồng có văn bản điều chỉnh cho phép tách thửa đất nông nghiệp trở lại. Theo đó, diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất nông nghiệp là 500m2 tại khu vực đô thị, 1.000m2 tại khu vực nông thôn nhưng kèm theo nhiều điều kiện người dân khó thực hiện, chứng minh như "tách thửa đất nhỏ lẻ" và "không kinh doanh bất động sản".

Hàng loạt văn bản với các quy định liên tục thay đổi đã gây không ít khó khăn cho người dân có nhu cầu tách thửa đất nông nghiệp, thậm chí có cá nhân muốn tách thửa cũng không được do không đáp ứng đủ các điều kiện theo văn bản.

Liên quan đến vấn đề này, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) đã làm việc với UBND tỉnh Lâm Đồng và 28/4/2023 có văn bản nêu ý kiến để điều chỉnh.

Theo baotintuc.vn

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Việt Nam là đối tác tiên phong trong nền tảng NPAP chống ô nhiễm nhựa

Ngành Thú y phải chủ động, chuyên nghiệp, bền vững hơn

Cơ hội lớn cho nông sản Việt Nam vào thị trường Halal Pakistan

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp xã giao Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam

Nông nghiệp

Người mang lại giá trị sản phẩm chè Tân Cương, Thái Nguyên

Kết quả hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo Dự án 5

Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ phối hợp cùng FAO tổ chức Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cấp cao giữa các khu vực về mô hình OCOP

Tăng sức cạnh tranh cho nông sản mùa vụ

Tài nguyên

Điều kiện cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng

Khát vọng quốc gia biển

Quản lý tài nguyên khoáng sản tại Hà Tĩnh: Thực trạng và giải pháp tháo gỡ từ thực tiễn, chính sách

Điện Biên: Kỳ vọng đổi mới từ Luật Địa chất - Khoáng sản năm 2024

Môi trường

Lâm trường Lục Ngạn: Đổi thay từ chuyển đổi mô hình

Bài cuối: Từ nền móng vững chắc đến kỳ vọng phát triển lâm nghiệp hiện đại, bền vững

Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp UNDP ra mắt cơ chế chính sách đa bên chống ô nhiễm nhựa

Thúc đẩy hành động từ dữ liệu: Hướng tiếp cận mới cho quản lý rác thải nhựa tại Việt Nam

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

PGS.TS Nguyễn Văn Chiều: Hun đúc bản lĩnh chính trị - Thắp lửa nghiên cứu - Kiến tạo thế hệ trí thức mới cùng tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW

Tạo nguyên liệu, nhiên liệu từ rác thải tại chợ Dĩnh Kế, phường Bắc Giang, tỉnh Bắc Ninh

Nghiên cứu cơ bản làm nền tảng khoa học vững chắc cho phòng chống thiên tai

5 Luật mới định hình tương lai khoa học công nghệ Việt Nam

Chính sách

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Tiêu chí xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh

Quy định về việc lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn

Phát triển

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai trao Bằng khen cho YeaH1 vì đóng góp phát triển du lịch qua chương trình “Gia đình Haha”

Đắk Lắk: Du lịch biển rừng, hội tụ giao thoa hướng tới phát triển kinh tế sau sát nhập

Phía sau vết dầu loang: Hành trình trả ơn thiên nhiên của ông Phạm Văn Sơn

Tổ chức FAO khuyến nghị Việt Nam trao công nghệ AI tận tay nhà nông

Diễn đàn

Thời tiết ngày 11/7: Bắc Bộ và Thanh Hóa có nơi mưa rất to

Thời tiết ngày 10/7: Bắc Bộ và Thanh Hóa mưa rào và dông, cục bộ mưa rất to

Thời tiết ngày 9/7: Đông Bắc Bộ, Thanh Hóa - Đà Nẵng, Quảng Ngãi - Đắk Lắk, Khánh Hòa nắng nóng

Thời tiết ngày 8/7: Vùng núi Bắc Bộ, Cao nguyên Trung Bộ và Nam Bộ cục bộ mưa to