Quy hoạch sử dụng đất thời 4.0: Cơ hội, thách thức và giải pháp căn cơ - Bài 1: Công cụ quan trọng để Nhà nước thống nhất quản lý đất đai

23/11/2023

TN&MTQuy hoạch sử dụng đất là công cụ quan trọng để Nhà nước thống nhất quản lý, phân bổ và sử dụng đất, là cơ sở để thực hiện chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất đồng bộ với chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu đầu tư và cơ cấu kinh tế - xã hội, là cơ sở để giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, hội nhập quốc tế và tận dụng cuộc cách mạng công nghệ 4.0 vào quy hoạch sử dụng đất, các Bộ, ngành liên quan phải thống nhất quy hoạch sử dụng đất với các quy hoạch khác. Đồng thời, xây dựng bộ tiêu chí chỉ tiêu sử dụng đất, ứng dụng công nghệ 4.0 vào lập và quản lý thực hiện quy hoạch sử dụng đất.

Chỉ đạo sát sao từ trung ương

Vấn đề quy hoạch sử dụng đất đã được Quốc hội thông qua Luật Đất đai năm 2013 và Bộ Tài Nguyên và Môi trường đã có Công văn số 4707/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 15/8/2022 về việc lập kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021-2025) cấp tỉnh, lập quy hoạch sử dụng đất đến cấp huyện, nêu rõ: Quy hoạch sử dụng đất là cơ sở để giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.

Theo Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục đổi mới hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao. Thời gian qua, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất được thực hiện theo hướng tiếp cận tổng hợp, liên ngành và trở thành công cụ quan trọng để Nhà nước thống nhất quản lý, phân bố và sử dụng đất đai. Thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, Nhà nước đã phân bổ đất đai đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ quốc phòng - an ninh. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là cơ sở để thực hiện chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất đồng bộ với chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu đầu tư và cơ cấu kinh tế - xã hội. Để giải quyết vấn đề này, Nghị quyết số 18-NQ/TW Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đặt ra mục tiêu đổi mới và nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Thời gian qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao chất lượng và đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch. Công tác ban hành các văn bản liên quan đến quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ngày càng hoàn thiện hơn, đáp ứng với nhu cầu thực tiễn, làm cơ sở pháp lý cho lập và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Quy hoạch sử dụng đất thời 4.0: Cơ hội, thách thức và giải pháp căn cơ - Bài 1: Cơ hội…

Ảnh minh họa

Thực hiện Nghị quyết số 119/NO-CP ngày 27/9/2021, hệ thống quy hoạch quốc gia cơ bản đã được trình thẩm định, phê duyệt và ban hành trong năm 2022 (gồm: 3 quy hoạch quốc gia, 39 quy hoạch ngành quốc gia, 6 quy hoạch vùng vùng, 63 quy hoạch tỉnh và các quy hoạch đô thị, nông thôn). Hệ thống quy hoạch quốc gia được lập theo Luật Quy hoạch và các quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành thời kỳ 2021-2030 sẽ thay thế cho 19.285 quy hoạch các loại phải cho thời kỳ 2011-2020.

Trong đó, quy hoạch sử dụng đất quốc gia phải đi trước một bước, làm cơ sở để xây dưng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội nói chung và quy hoạch của các ngành, lĩnh vực khác, quy hoạch vùng và địa phương, tạo tính liên kết vùng, liên kết tỉnh, bảo đảm được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, bền vững các nguồn lực. Đây là cơ hội lớn để xác định tầm nhìn, mục tiêu phát triển, sắp xếp, phân bố không gian phát triển đất nước và từng địa phương một cách bài bản, khoa học; mở ra các cơ hội, không gian phát triển mới.

Việc tham gia tiến trình kinh tế toàn cầu hóa, khu vực hóa đặt Việt Nam trước nhiều cơ hội phát triển và có ý nghĩa quan trọng trong hoạch định chiến lược phát triển đất nước. Điều đó tạo thuận lợi để tăng cường kết nối, thúc đẩy hợp tác và phát triển trong khu vực, phát triển kinh tế đất nước, nâng cao vị thế quốc gia; đặc biệt, tạo cơ hội quan trọng để đẩy mạnh cải cách thể chế, chuyển đổi mô hình phát triển, trong đó có hoàn thiện quy định, thể chế về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Chủ trương thực hiện chuyển đổi số trong quản trị quốc gia, quản lý nhà nước, sản xuất, kinh doanh, tổ chức xã hội và quản lý tài nguyên quốc gia được Đảng ta đưa ra “Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 nằm 2021-2030” chính là cơ hội thúc đẩy Việt Nam tăng cường áp dụng khoa học công nghệ vào quá trình quản lý Nhà nước nhằm đổi mới và cải cách phương thức, thể chế, mô hình quản lý theo hướng hiện đại, trong đó có quản lý đất đai và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Công cụ quan trọng để Nhà nước thống nhất quản lý đất đai

Theo nhóm nghiên cứu (Đỗ Thị Tám; Trương Đỗ Thùy Linh; Tạ Thuyết Thái; Vũ Kỳ Long, Nguyễn Thị Khuy) tại vấn đề "Quy hoạch sử dụng đất thời 4.0: Cơ hội, thách thức và giải pháp căn cơ" thì, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là cơ hội để ngành quản lý đất đai nói chung và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nói riêng triển khai, nghiên cứu ứng dụng công nghệ 4.0 thực hiện các tác nghiệp kỹ thuật trong công tác quản lý, sử dụng đất kịp thời, đầy đủ, chính xác và có hiệu quả. Giải quyết được vấn đề cung cấp thông tin và chia sẻ dữ liệu từ địa phương với trung ương và ngược lại một cách nhanh chóng và đồng bộ. Đồng thời, làm tăng tính sáng tạo hiệu quả năng suất lao động.

Ở độ khác, phát triển bền vững trở thành xu thế bao trùm trên thế giới và kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh đang là mô hình phát triển được nhiều quốc gia lựa chọn. Việt Nam đã quốc gia hóa Chương trình Nghị sự 2030 của toàn cầu thành “Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình Nghị sự 2030” với 17 mục tiêu phát triển bền vững và 115 mục tiêu cụ thể phù hợp với điều kiện và ưu tiên phát triển của quốc gia. Kế hoạch này mở ra cơ hội hoàn thiện công tác lập và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo hướng bến vững, đáp ứng mục tiêu quốc gia và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được triển khai đồng bộ ở các cấp đã thực sự trở thành công cụ quan trọng để Nhà nước thống nhất quản lý đất đai. Đặc biệt, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện là căn cứ quan trọng để thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất. Thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, việc phân bổ đất đai đáp ứng nhu cầu cho phát triển kinh tế xã hội; bảo vệ quốc phòng, an ninh và sử dụng đất hiệu quả, bền vững. Trên cơ sở các chỉ tiêu phân bổ của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các quy hoạch ngành, lĩnh vực có sử dụng đất đã được lập, phê duyệt và triển khai thực hiện.

Quy hoạch sử dụng đất thời 4.0: Cơ hội, thách thức và giải pháp căn cơ - Bài 1: Cơ hội…

Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 tạo điều kiện thuận lợi cho lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng, quản lý đất đai tốt hơn

Để sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả, bền vững và chủ động ứng phó với biến đối khí hậu, Quốc hội đã thông qua điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) cấp quốc gia. Theo đó, đã xác định diện tích đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng cần bảo vệ và diện tích đất lúa được chuyển đổi linh hoạt bảo đảm khi cần thiết có thể lại trồng lúa. Ban hành chính sách điều tiết phân bổ nguồn lực để đảm bảo lợi ích giữa các địa phương có điều kiện phát triển công nghiệp với các địa phương giữ nhiều đất trồng lúa; rà soát quy hoạch 3 loại rừng và quy hoạch bảo vệ phát triển rừng; ban hành bộ tiêu chí rà soát diện tích đất rừng phòng hộ đầu nguồn, ít xung yếu chuyển sang quy hoạch đất sản xuất.Theo đó, diện tích đất được quy hoạch cho phát triển đô thị tăng; tỷ lệ đô thị hoá tăng từ 30,5% năm 2010 lên khoảng 40% năm 2020, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế, đóng góp khoảng 70% GDP cả nước.

Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch tổng thể thủy lợi vùng đồng bằng sông Hồng, khu vực miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long trong điều kiện biến đổi khí hậu. Để phát huy lợi thế cạnh tranh và sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả, Chính phủ đã chỉ đạo các địa phương rà soát, cắt giảm các khu công nghiệp sử dụng nhiều đất canh tác tại khu vực đồng bằng nhưng chưa có nhà đầu tư; xem xét bổ sung mở rộng các khu công nghiệp tại các tỉnh Trung du và miền núi, dọc tuyến đường Hồ Chí Minh để phát huy hệ thống cơ sở hạ tầng và giảm áp lực tại khu vực đồng bằng. Chính phủ đã điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất khu công nghiệp, đất ở đô thị tại một số địa phương (tăng chỉ tiêu sử dụng đất khu công nghiệp lên 10.896 ha và tăng đất ở tại đô thị lên 5.174ha). Hoạt động sắp xếp lại nhà, đất, thực hiện di dời cơ sở sản xuất ra khỏi trung tâm thành phố được thực hiện liên tục, có kế hoạch, hiệu quả.

Chỉ tiêu sử dụng đất ở mỗi cấp hành chính được xác định theo hướng chỉ tiết dần từ vĩ mô xuống cấp vi mô, tăng tính liên kết vùng trong sử dụng đất; khắc phục được tình trạng trùng lắp về chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất của các cấp; đồng thời thể hiện được tính định hướng của quy hoạch sử dụng đất cấp trên, tính chi tiết cụ thể của quy hoạch sử dụng đất cấp dưới, tạo điều kiện cho cấp dưới chủ động trong hoạch định phương án sử dụng đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Nhất Nam

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Việt Nam là đối tác tiên phong trong nền tảng NPAP chống ô nhiễm nhựa

Ngành Thú y phải chủ động, chuyên nghiệp, bền vững hơn

Cơ hội lớn cho nông sản Việt Nam vào thị trường Halal Pakistan

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp xã giao Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam

Nông nghiệp

Người mang lại giá trị sản phẩm chè Tân Cương, Thái Nguyên

Kết quả hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo Dự án 5

Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ phối hợp cùng FAO tổ chức Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cấp cao giữa các khu vực về mô hình OCOP

Tăng sức cạnh tranh cho nông sản mùa vụ

Tài nguyên

Điều kiện cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng

Khát vọng quốc gia biển

Quản lý tài nguyên khoáng sản tại Hà Tĩnh: Thực trạng và giải pháp tháo gỡ từ thực tiễn, chính sách

Điện Biên: Kỳ vọng đổi mới từ Luật Địa chất - Khoáng sản năm 2024

Môi trường

Lâm trường Lục Ngạn: Đổi thay từ chuyển đổi mô hình

Bài cuối: Từ nền móng vững chắc đến kỳ vọng phát triển lâm nghiệp hiện đại, bền vững

Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp UNDP ra mắt cơ chế chính sách đa bên chống ô nhiễm nhựa

Thúc đẩy hành động từ dữ liệu: Hướng tiếp cận mới cho quản lý rác thải nhựa tại Việt Nam

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

PGS.TS Nguyễn Văn Chiều: Hun đúc bản lĩnh chính trị - Thắp lửa nghiên cứu - Kiến tạo thế hệ trí thức mới cùng tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW

Tạo nguyên liệu, nhiên liệu từ rác thải tại chợ Dĩnh Kế, phường Bắc Giang, tỉnh Bắc Ninh

Nghiên cứu cơ bản làm nền tảng khoa học vững chắc cho phòng chống thiên tai

5 Luật mới định hình tương lai khoa học công nghệ Việt Nam

Chính sách

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Tiêu chí xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh

Quy định về việc lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn

Phát triển

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai trao Bằng khen cho YeaH1 vì đóng góp phát triển du lịch qua chương trình “Gia đình Haha”

Đắk Lắk: Du lịch biển rừng, hội tụ giao thoa hướng tới phát triển kinh tế sau sát nhập

Phía sau vết dầu loang: Hành trình trả ơn thiên nhiên của ông Phạm Văn Sơn

Tổ chức FAO khuyến nghị Việt Nam trao công nghệ AI tận tay nhà nông

Diễn đàn

Thời tiết ngày 11/7: Bắc Bộ và Thanh Hóa có nơi mưa rất to

Thời tiết ngày 10/7: Bắc Bộ và Thanh Hóa mưa rào và dông, cục bộ mưa rất to

Thời tiết ngày 9/7: Đông Bắc Bộ, Thanh Hóa - Đà Nẵng, Quảng Ngãi - Đắk Lắk, Khánh Hòa nắng nóng

Thời tiết ngày 8/7: Vùng núi Bắc Bộ, Cao nguyên Trung Bộ và Nam Bộ cục bộ mưa to