TS. Nguyễn Lê Tuấn: Viện Khoa học môi trường, biển và hải đảo đoàn kết đồng lòng để thực hiện xuất sắc mọi nhiệm vụ

21/02/2024

TN&MTNăm 2023 đã khép lại với sự ghi nhận nỗ lực của tập thể cán bộ lãnh đạo, viên chức, người lao động của Viện Khoa học môi trường, biển và hải đảo trong việc kiện toàn tổ chức bộ máy, thực hiện các đề tài khoa học công nghệ, nhiệm vụ chuyên môn và hợp tác quốc tế trong thời gian qua. Tuy nhiên, phía trước vẫn còn nhiều khó khăn, cần sự quan tâm, ủng hộ của Bộ Tài nguyên và Môi trường và sự đoàn kết đồng lòng của Tập thể Viện. Vậy kết quả của Viện trong năm 2023 đã đạt được những gì, kế hoạch và những khó khăn cần phải giải quyết thế nào vẫn đang là bài toán đặt ra cho Ban lãnh đạo Viện.

TS. Nguyễn Lê Tuấn: Viện Khoa học môi trường, biển và hải đảo đoàn kết đồng lòng để thực hiện xuất sắc mọi nhiệm vụ

TS. Nguyễn Lê Tuấn - Viện trưởng Viện Khoa học môi trường, biển và hải đảo đã chia sẻ một số thông tin với Tạp chí Tài nguyên và Môi trường như sau:

Phóng viên: Là một đơn vị mới được thành lập trên cơ sở sáp nhập 2 đơn vị, trong một thời gian ngắn chỉ có mấy tháng cuối năm, cùng một lúc phải giải quyết nhiều việc, năm 2023 ở lĩnh vực chuyên môn Viện đã đạt được những kết quả gì, thưa ông?

TS. Nguyễn Lê Tuấn: Viện đã hoàn thành cơ bản kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ năm 2023, góp phần trong công tác quản lý nhà nước về môi trường, biển và hải đảo.

Cụ thể, trong năm 2023, Viện Khoa học môi trường được giao triển khai thực hiện 1 đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ chuyển tiếp và 1 đề tài KHCN cấp Bộ và 2 đề tài cấp cơ sở mở mới, 4 nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng và 4 nhiệm vụ nguồn sự nghiệp bảo vệ môi trường; Viện Nghiên cứu biển và hải đảo (cũ) được giao thực hiện 2 đề tài NCKH cấp nhà nước, 1 đề tài NCKH cấp Bộ, 5 nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng và 1 nhiệm vụ nguồn sự nghiệp môi trường. Đến nay, toàn bộ các đề tài, nhiệm vụ của Viện về cơ bản đều hoàn thành các nội dung, đáp ứng được các yêu cầu đề ra. Các sản phẩm của đề tài, nhiệm vụ đảm bảo nội dung và chất lượng khoa học và đóng góp cho việc xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật.

Về hợp tác quốc tế, trong năm 2023, Viện tiếp tục củng cố quan hệ hữu nghị truyền thống với tổ chức, đối tác nước ngoài nhằm thực hiện một số nội dung hợp tác, có thể kể đến một số hoạt động nổi bật như: Thực hiện Phi dự án “Hỗ trợ thiết bị điều tra, khảo sát và phân tích rác thải nhựa đại dương từ chính phủ Nhật Bản”; thực hiện Ý định thư hợp tác quản lý rác thải biển giữa Bộ TN&MT Việt Nam và Bộ Môi trường Nhật Bản đã ký kết gia hạn vào tháng 8/2023, Viện đã tham gia thực hiện chuyến khảo sát chung Việt Nam - Nhật Bản về rác thải nhựa biển tại khu vực biển thành phố Hải Phòng; các khóa đào tạo, tăng cường năng lực khảo sát, phân tích rác thải nhựa; hoàn thiện Dự thảo Thông tư quy định kỹ thuật về điều tra, đánh giá rác thải nhựa biển.

Bên cạnh đó, Viện nghiên cứu độc lập về các vấn đề môi trường (UfU) về “Bảo vệ khí hậu thông qua các nhà máy năng lượng - Phần II (CPEP II)”; tham gia thực hiện Dự án triển khai Chương trình hành động chiến lược về Biển Đông, với hoạt động: “Giảm suy thoái và mất môi trường sống thông qua cải cách cấp quốc gia và địa phương để đạt được các mục tiêu của Chương trình Hành động Chiến lược về quản lý môi trường sống ven biển ở Biển Đông” do Quỹ môi trường toàn cầu (GEF) tài trợ…

Phóng viên: Để đạt được những kết quả như vậy là cả một sự nỗ lực rất lớn của Ban lãnh đạo, tập thể Viện. Tuy nhiên, là một đơn vị mới được thành lập, bên cạnh những thuận lợi, chắc hẳn còn rất nhiều khó khăn, vậy điều gì hiện nay khiến ông trăn trở nhất?

TS. Nguyễn Lê Tuấn: Viện còn nhiều khó khăn, trước hết là công tác tổ chức bộ máy, do sáp nhập từ 2 đơn vị lại, một số cán bộ có sự thay đổi vị trí, điều này gây ảnh hưởng đến tâm lý cán bộ.

Bên cạnh đó, do quá trình sắp xếp tổ chức lại đơn vị mất nhiều thời gian, kinh phí ngân sách nhà nước được phê duyệt từ đầu năm chậm do thay đổi cơ cấu tổ chức dẫn tới khó khăn về chi trả lương và hoạt động triển khai các hoạt động nhiệm vụ bị chậm so với kế hoạch. Đồng thời từ 1/10/2023 khi quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Viện Khoa học môi trường, biển và hải đảo có hiệu lực, đơn vị phải tiến hành nhiều thủ tục như ổn định tổ chức, nhân sự bộ máy, con dấu tài khoản...., dẫn tới gặp khó khăn trong việc thực hiện các nhiệm vụ của năm 2023. Kinh phí không thực hiện được trong năm 2023 phải điều chỉnh giảm chuyển sang năm 2024 thực hiện tương đối nhiều.

TS. Nguyễn Lê Tuấn: Viện Khoa học môi trường, biển và hải đảo đoàn kết đồng lòng để thực hiện xuất sắc mọi nhiệm vụ

Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh chụp ảnh chung cùng với Tập thể Viện Khoa học môi trường, biển và hải đảo tháng 10/2023 

Là đơn vị mới thành lập chắc chắn sẽ mất thời gian trong quá trình vận hành để đi vào ổn định. Tuy nhiên, theo kế hoạch năm 2024 Bộ chỉ cấp NSNN hỗ trợ một phần hoạt động thường xuyên cho đơn vị, dẫn tới thiếu một số tháng lương cho viên chức. Đây sẽ là khó khăn cho đơn vị mới thành lập, việc tự chủ một phần sẽ gặp nhiều khó khăn và ảnh hưởng tới đời sống cán bộ.

Hiện nay, cơ sở vật chất của Viện đang thiếu thốn, chưa có đủ chỗ bố trí ổn định về một nơi, trang thiết bị bàn ghễ, máy tính đều cũ, nhiều cán bộ thiếu máy tính, các trang thiết bị làm việc dẫn tới khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ.

Trình độ tiếng Anh của nhiều cán bộ viên chức Viện cần phải tiếp tục được trau dồi, nhất là cán bộ làm công tác nghiên cứu trong lĩnh vực môi trường, biển và hải đảo; chưa đáp ứng tốt yêu cầu công việc cho quy mô của Viện nghiên cứu trực thuộc Bộ. Đời sống của cán bộ viên chức Viện gặp nhiều khó khăn hơn so với các năm trước.

Ngoài ra, các trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác phân tích, thí nghiệm, đo đạc, quan trắc các yếu tố môi trường, biển và hải đảo vẫn còn rất thiếu, cần phải được tăng cường.

Phóng viên: Nhiệm vụ năm 2024, Viện sẽ có những kế hoạch triển khai như thế nào, thưa ông?

TS. Nguyễn Lê Tuấn: Năm 2024 Viện phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao trong kế hoạch, đồng thời nỗ lực hợp tác nghiên cứu khoa học và tìm kiếm các hợp đồng dịch vụ để từng bước nâng cao đời sống cho cán bộ viên chức và người lao động.

Theo đó sẽ tiếp tục phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ hoàn thiện xây dựng đề án sắp xếp, bố trí phục vụ việc kiện toàn, bổ nhiệm các vị trí lãnh đạo, quản lý các tổ chức trực thuộc Viện trình Bộ phê duyệt và tổ chức thực hiện khi được phê duyệt.

Tiếp tục thực hiện các dự án, nhiệm vụ, đề tài nghiên cứu khoa học chuyển tiếp và các nhiệm vụ mở mới. Trong đó về các nhiệm vụ mở mới, năm 2024, Viện sẽ hoàn thiện các ý kiến góp ý thẩm định của các đơn vị chức năng để trình phê duyệt thuyết minh dự toán và tổ chức thực hiện theo tiến độ được duyệt các dự án, nhiệm vụ, đề tài. Cụ thể, Dự án Điều phối, quản lý chung dự án và tổ chức điều tra, đánh giá hiện trạng rác thải nhựa ở biển Việt Nam; đề xuất giải pháp kiểm soát, quản lý; Dự án Điều tra, đánh giá khả năng chịu tải của môi trường và đề xuất các giải pháp quản lý, kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường các đầm phá thuộc khu vực biển từ Thừa Thiên Huế đến Ninh Thuận.

Dự án Điều tra, khảo sát, xây dựng bộ tiêu chí đánh giá mức độ nhạy cảm, tính chống chịu của hệ thống môi trường tự nhiên dưới tác động của BĐKH và thực hiện đánh giá thí điểm tại một tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long; dự án Điều tra khảo sát, xây dựng tài liệu hướng dẫn kỹ thuật áp dụng công nghệ, biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính đối với cơ sở xử lý chất thải phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính,…

2 Đề tài NCKH cấp cơ sở: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất mô hình thị trường trao đổi sản phẩm tái chế; nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất mô hình ngân hàng chất thải tại Việt Nam

Bên cạnh đó, tổ chức tiếp nhận và vận hành có hiệu quả các thiết bị Phi Dự án “Hỗ trợ thiết bị điều tra, khảo sát và phân tích rác thải nhựa đại dương từ Chính phủ Nhật Bản”.

Về Hợp tác quốc tế, phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023 đối với công tác hợp tác quốc tế, trong năm 2024, Viện tiếp tục tăng cường mở rộng quan hệ với các đối tác quốc tế để đề xuất các chương trình, dự án hợp tác.

Phóng viên: Để thực hiện được hiệu quả nhiệm vụ năm 2024, ông có đề xuất kiến nghị gì?

TS. Nguyễn Lê Tuấn: Đầu năm 2024 Viện tiếp nhận các thiết bị điều tra, khảo sát rác thải nhựa đại dương; thiết bị phân tích, thực hiện các nghiên cứu khoa học chuyên sâu về rác thải nhựa đại dương từ Phi dự án “Hỗ trợ thiết bị điều tra, khảo sát và phân tích rác thải nhựa đại dương từ chính phủ Nhật Bản”. Viện đề xuất với Bộ TN&MT xem xét, bổ sung phòng làm việc tại Tòa nhà 4 tầng của Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản cho Viện để thực hiện Phi dự án trên nhằm phục vụ tiếp nhận trang thiết bị để đưa vào vận hành và sử dụng có hiệu quả;

Bộ xem xét để giao Viện chủ trì nội dung hợp tác về khảo sát rác thải nhựa biển theo nội dung Ý định thư giữa Bộ TN&MT Việt Nam và Bộ Môi trường Nhật Bản trong lĩnh vực quan trắc rác thải nhựa và bố trí nguồn kinh phí đối ứng cho Viện thực hiện để thực hiện các nội dung thực hiện trong năm 2024;

Viện đề xuất Bộ bổ sung thêm nguồn kinh phí chi thường xuyên theo định mức cho Viện để đảm bảo mức chi cho Viện; Phê duyệt kinh phí mua sắm thiết bị, máy tính văn phòng (cho số tăng thêm và thay thế các thiết bị cũ đã hết khấu hao; Tạo cơ chế đặt hàng các đề tài, dự án, nhiệm vụ giữa các đơn vị quản lý với Viện Khoa học môi trường, biển và hải đảo để cùng nghiên cứu xây dựng và ban hành chính sách phục vụ công tác quản lý nhà nước về môi trường;

Viện cũng đề nghị Bộ TN&MT, Bộ KH&CN, Bộ Tài chính để tháo gỡ khó khăn, bất cập của các văn bản qui định về quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách đối với Viện Nghiên cứu công lập để có thể thực hiện tốt nhiệm vụ;

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn ông!

Việt Anh (thực hiện)

(Bài đã được đăng trên Tạp chí TN&MT số 1+2 (423+424):1/2024

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Bộ NN&MT: Đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng ngành ở mức cao nhất

Lựa chọn đầu tư mở rộng hoàn chỉnh đoạn tuyến cao tốc phải khoa học, sát thực tiễn, khả thi, hiệu quả

Nuôi, trồng dược liệu dưới tán rừng phải gắn chặt với 'giữ dân, giữ rừng'

Việt Nam - Cuba: Hợp tác nông nghiệp, thủy sản là mũi nhọn

Nông nghiệp

Quảng Bình: Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP 3 - 4 sao, hướng đến phát triển bền vững

Hà Tĩnh: Nâng cao nhận thức và kỹ năng về chú trọng công tác vệ sinh môi trường trong chăn nuôi

Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản với mô hình xen ghép tôm sú và cá rô phi đơn tính tại Hà Tĩnh

Hành trình kết nối và lan tỏa giá trị OCOP tại miền Trung thân thương của Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường

Tài nguyên

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2025 có chủ đề: “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Chuyển đổi mục đích sử dụng 6,94 ha rừng để thực hiện Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa -Buôn Ma Thuột

Phân cấp, gắn trách nhiệm quản lý tài nguyên khoáng sản

Xây dựng chính sách phân quyền đất đai cho mô hình chính quyền hai cấp

Môi trường

Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý rủi ro lũ lụt: Giải pháp cấp thiết cho Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Tăng cường hợp tác Việt Nam - Nhật Bản trong quản lý thiên tai: Hướng tới mô hình mẫu phòng, chống sạt lở đất và lũ quét

Bảo đảm môi trường sống trong lành

Bảo tồn nguồn gen vật nuôi, thủy sản là nhiệm vụ chiến lược

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Nghiên cứu khoa học, công nghệ trong chăn nuôi, thú y, thuỷ sản, kiểm ngư: Thể chế, nhân lực, hạ tầng, dữ liệu và công nghệ là trọng tâm, cốt lõi

Hội thảo Chuyên đề 3: Nhận diện thực trạng nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực: Môi trường, Tài nguyên nước, Viễn thám

Khoa học công nghệ - Đòn bẩy phát triển bền vững ngành nông nghiệp và môi trường

Dự báo hạn hán, thiếu nước dựa trên công nghệ viễn thám

Chính sách

Tăng tốc hoàn thành mục tiêu hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2025

Cục Quản lý và Xây dựng công trình thủy lợi đã kiểm tra hiện trường tình hình thực hiện các dự án thủy lợi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Xây dựng, phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam trong giai đoạn mới

Nghiên cứu, rà soát kỹ phương án đầu tư đường kết nối Bình Phước - Đồng Nai qua cầu Mã Đà

Phát triển

Kỷ niệm 40 năm thành lập Tạp chí Người Hà Nội và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì

Ngành Nông nghiệp và Môi trường: Tốc độ tăng trưởng trong quý I cao nhất trong những năm gần đây

Phát động Cuộc thi viết “Vượt lên số phận” lần thứ VIII

Long An: Top 2 địa phương cải cách mạnh nhất theo PCI 2005 - 2024

Diễn đàn

Thời tiết ngày 13/5: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ nắng ráo, Tây Nguyên và Nam Bộ chiều tối mưa dông

Phát triển bền vững một triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao

Thời tiết ngày 12/5: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ mát dịu, Tây Nguyên và Nam Bộ chiều tối mưa to

Thời tiết ngày 11/5: Mưa to trải dài khắp đất nước, nhiều nơi mưa trên 60mm