Bắc Ninh ứng dụng công nghệ trong chăn nuôi: Hướng đi tất yếu cho nông nghiệp hiện đại

03/06/2025

TN&MTTrong bối cảnh ngành nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng đang đứng trước những yêu cầu cấp thiết về đổi mới, thích ứng với biến đổi khí hậu và thị trường tiêu dùng ngày càng khắt khe, tỉnh Bắc Ninh đã và đang triển khai quyết liệt các giải pháp nhằm ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất chăn nuôi, từng bước thay đổi phương thức canh tác truyền thống sang mô hình nông nghiệp hiện đại, hiệu quả và bền vững hơn.

Bắc Ninh ứng dụng công nghệ trong chăn nuôi: Hướng đi tất yếu cho nông nghiệp hiện đại

Công nhân trang trại Delco Farm (xã Nguyệt Đức, thị xã Thuận Thành) phân loại trứng gà của trang trại

Chuyển đổi mô hình chăn nuôi theo hướng tập trung, bền vững

Toàn tỉnh hiện có 728 trang trại chăn nuôi, trong đó có 52 trang trại quy mô lớn, 100 trang trại quy mô vừa và 576 trang trại nhỏ. Ngoài ra còn có 16 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi, với 89 cơ sở áp dụng mô hình công nghệ cao. Đặc biệt, 5 doanh nghiệp trực thuộc Công ty Cổ phần Tập đoàn DABACO Việt Nam đã được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, cho thấy sự chuyển mình mạnh mẽ trong tiếp cận và triển khai các mô hình sản xuất hiện đại.

Với quy mô và năng lực sản xuất ngày càng mở rộng, mỗi năm Bắc Ninh cung ứng ra thị trường khoảng 610.000 con giống lợn, 32 triệu con giống gia cầm, 360 triệu quả trứng và 1.600 tấn sữa tươi. Những con số ấn tượng này là minh chứng cho hiệu quả từ việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất chăn nuôi, từ đó nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp địa phương.

Công nghệ cao thay đổi diện mạo ngành chăn nuôi

Một trong những điển hình tiêu biểu cho mô hình chăn nuôi ứng dụng công nghệ hiện đại là trang trại lợn của ông Nguyễn Văn Dư tại xã Nghĩa Đạo, thị xã Thuận Thành. Sau khi mạnh dạn tích tụ hơn 5,5 ha đất nông nghiệp, ông Dư đã đầu tư xây dựng hệ thống chuồng trại chuyên nuôi lợn sinh sản với 7 dãy chuồng, mỗi dãy rộng gần 1.000 m², tổng đàn khoảng 500–600 lợn nái. Nhờ áp dụng hệ thống máng ăn và nước uống tự động, quạt gió điều hòa môi trường, máy phối trộn thức ăn và xilo chứa nguyên liệu, trang trại không chỉ giảm chi phí nhân công từ 10–15%, mà còn nâng cao hiệu quả kiểm soát dịch bệnh và cải thiện đáng kể năng suất.

Bên cạnh đó, các tiêu chuẩn an toàn sinh học được thực hiện nghiêm ngặt: con giống được lựa chọn kỹ lưỡng, tiêm phòng đầy đủ, chuồng trại được giám sát liên tục bằng camera, và đặc biệt là quy trình xử lý chất thải khép kín giúp hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường, tạo ra một vòng sản xuất an toàn, bền vững.

Một mô hình tiên tiến khác là Delco Farm – tổ hợp trang trại ứng dụng công nghệ cao đặt tại xã Nguyệt Đức (thị xã Thuận Thành) với tổng diện tích 6 ha và vốn đầu tư hơn 60 tỷ đồng. Trang trại được thiết kế như một hệ sinh thái nông nghiệp tích hợp, bao gồm 2 ha mặt nước nuôi cá, 2 khu chăn nuôi gà đẻ trứng hiệu suất cao, khu nhà kính trồng dưa lưới Nhật Bản rộng hơn 7.000 m² với sản lượng khoảng 50 tấn/năm và 1.000 m² nhà kính trồng rau thủy canh.

Điểm đáng chú ý là toàn bộ hệ thống sản xuất tại Delco Farm được điều hành bằng phần mềm tự động do chính kỹ sư Việt Nam thiết kế và phát triển, tích hợp công nghệ Internet vạn vật (IoT) theo tiêu chuẩn công nghiệp 4.0. Việc chủ động phát triển công nghệ nội địa không chỉ giúp giảm thiểu chi phí đầu tư ban đầu, mà còn rút ngắn thời gian triển khai và dễ dàng mở rộng quy mô trong tương lai. Mỗi sản phẩm tại trang trại đều được gắn mã QR để truy xuất nguồn gốc, đảm bảo minh bạch và chất lượng cho người tiêu dùng.

Bắc Ninh ứng dụng công nghệ trong chăn nuôi: Hướng đi tất yếu cho nông nghiệp hiện đại

Tỉnh Bắc Ninh hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung công nghệ cao

Tập trung cải tiến giống và hiện đại hóa quản lý đàn vật nuôi

Cùng với đầu tư vào hệ thống chuồng trại và thiết bị công nghệ, Bắc Ninh còn đẩy mạnh cải tiến chất lượng đàn giống thông qua các phương pháp chọn lọc, lai tạo và thụ tinh nhân tạo. Hiện tại, tỉnh đã và đang lưu giữ, phục tráng các giống vật nuôi bản địa có giá trị cao như gà Mía, gà Hồ, gà Đông Tảo, gà Chọi, gà ri và lợn rừng, đồng thời ứng dụng các giống siêu nạc, siêu trứng và kiêm dụng có nguồn gốc từ các dòng gen ngoại nhập.

Mỗi năm, toàn tỉnh cần khoảng 7–8 triệu con giống gia cầm và từ 500.000–600.000 con lợn giống. Nhằm đảm bảo nguồn giống chất lượng, các trang trại tập trung thực hiện các biện pháp khoa học như thụ tinh nhân tạo, quản lý đàn giống cấp bố mẹ, lưu trữ và bảo tồn nguồn gen, sản xuất giống thương phẩm phục vụ thị trường. Đến nay, các cơ sở trên địa bàn đã thực hiện gần 5.000 liều tinh bò mỗi năm, tỷ lệ bò lai Zebu đạt gần 80%, các giống gia cầm siêu trứng thích nghi với biến đổi khí hậu chiếm hơn 85%.

Kết quả từ việc cải tiến giống cho thấy hiệu quả rõ rệt: các thế hệ con lai F1 sau thụ tinh nhân tạo có tầm vóc vượt trội hơn giống địa phương từ 20 đến 30%, khả năng kháng bệnh cao, đồng thời nâng cao giá trị thương phẩm trên thị trường. Việc kiểm soát chất lượng giống từ khâu đầu vào đến khâu sản xuất góp phần giảm thiểu nguy cơ lây lan dịch bệnh, tạo nên nền tảng vững chắc cho ngành chăn nuôi phát triển bền vững.

Hướng tới nền nông nghiệp công nghệ cao toàn diện

Tuy đạt được nhiều kết quả tích cực, song ngành chăn nuôi tỉnh Bắc Ninh vẫn đối mặt với thách thức lớn, khi tỷ lệ chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ còn chiếm tới 60–70%. Hầu hết các hộ này tận dụng diện tích trong vườn để chăn nuôi, thiếu vốn đầu tư và ít tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật, dẫn đến khó khăn trong việc ứng dụng công nghệ vào thực tiễn. Đây là điểm nghẽn cần tháo gỡ để tiến tới đồng bộ hóa trong chuyển đổi mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.

Theo ông Nguyễn Hồng Quang, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường, thời gian tới ngành nông nghiệp tỉnh tiếp tục khuyến khích người dân mạnh dạn tích tụ ruộng đất, đầu tư mở rộng quy mô chăn nuôi, đồng thời tăng cường tập huấn, chuyển giao công nghệ cho nông dân, tạo điều kiện thuận lợi để các mô hình tiên tiến lan tỏa trong cộng đồng. Việc phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao không chỉ giúp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, mà còn góp phần xây dựng chuỗi giá trị nông sản khép kín, thân thiện với môi trường, từ đó khẳng định vị thế của ngành nông nghiệp địa phương trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tú Quyên

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Tăng cường liên kết vùng, đổi mới tư duy ngành nông nghiệp phía Nam

Việt Nam phát huy vai trò chủ động trong hợp tác quản lý môi trường các biển Đông Á

Thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Nhật Bản trong hoàn thiện chính sách định giá đất

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra công tác phòng, chống bão số 3 tại các điểm xung yếu ở Thanh Hóa

Nông nghiệp

Sẽ có 300 gian hàng tham gia Hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu - VIETNAM OCOPEX 2025

Quảng Trị: Triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi

Xóa nhà tạm, nhà dột nát - Tri ân thiết thực nhân Ngày Thương binh Liệt sĩ: Vai trò của Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Đến vùng Khe Sanh - Nghe đất và người kể chuyện

Tài nguyên

Tập trung nguồn lực, nâng cao hiệu quả thực hiện Đề án khoáng sản chiến lược

Rà soát, chuẩn hoá lại các thủ tục hành chính về đất đai

Tập trung điều tra địa chất và khoáng sản biển

Quảng Ninh: Chủ động quản lý khoáng sản, hướng tới phát triển bền vững

Môi trường

Phân loại rác và nói không với thuốc lá - Hướng đến môi trường y tế an toàn

Hà Nội: Phường Kiến Hưng đồng loạt ra quân vệ sinh môi trường, trật tự đô thị

Đồng Tháp: Tích cực thực hiện Đề án Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ

Bộ Nông nghiệp và Môi trường phân công cán bộ xuống địa bàn túc trực phòng chống bão WIPHA

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Bắc Ninh bổ nhiệm các lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh

Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường đạt điểm cao trong Danh mục tạp chí khoa học được tính điểm của Hội đồng Giáo sư nhà nước

Hội thảo Tăng cường huy động khu vực tư nhân trong chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm tại Việt Nam

PGS.TS Nguyễn Văn Chiều: Hun đúc bản lĩnh chính trị - Thắp lửa nghiên cứu - Kiến tạo thế hệ trí thức mới cùng tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW

Chính sách

Bộ NN-MT yêu cầu địa phương khẩn trương gia cố tuyến đê trực diện biển

Hà Đông: Hàng chục hộ dân khổ sở lâm cảnh ngập, bụi, ô nhiễm vì đường nâng cao hơn nhà

Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường

Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội sẵn sàng cho mùa tuyển sinh 2025 với nhiều điểm mới

Phát triển

Kinh tế tuần hoàn trong kỷ nguyên mới - Góc nhìn từ PGS.TS. Nguyễn Đình Thọ

PGS.TS. Trần Trọng Phương: “Kiến tạo tri thức xanh - Sứ mệnh vì một Việt Nam bền vững”

Giải pháp công nghệ và dịch vụ hỗ trợ kinh tế tuần hoàn: Tiềm năng thị trường và rào cản triển khai

Ba trụ cột để phát triển kinh tế tuần hoàn hiệu quả

Diễn đàn

Thời tiết ngày 23/7: Bắc Bộ tiếp tục mưa to

Thời tiết ngày 22/7: Khu vực Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa to đến rất to

Quảng Trị: Các tàu thuyền đã được Bộ đội Biên phòng kêu gọi vào neo đậu

Bão số 3 áp sát: Ninh Bình, Thanh Hóa căng mình chống bão