Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình: Nỗ lực vượt khó duy trì sản xuất kinh doanh

03/06/2022

TN&MTQuý I năm 2022, Nhà máy Nhiệt điện (NMNĐ) Thái Bình gặp nhiều khó khăn do tình hình thiếu than đốt bởi các đơn vị cấp than không đáp ứng tiến độ theo hợp đồng. Có thời điểm Nhà máy đã phải cắt giảm 50% công suất, sản lượng điện. Vượt lên trên khó khăn đó, Ban lãnh đạo Công ty đã triển khai nhiều giải pháp và động viên cán bộ, công nhân viên tập trung duy trì sản xuất an toàn, hiệu quả, đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh.

3 tháng đầu năm 2022, do Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và Tổng Công ty Đông Bắc là 2 đơn vị cung cấp than cho NMNĐ Thái Bình gặp nhiều khó khăn, chỉ cấp cầm chừng; trong đó, Tổng Công ty Đông Bắc cấp được khoảng 70% khối lượng so với hợp đồng dẫn đến NMNĐ Thái Bình rơi vào tình cảnh “ăn đong” từng ngày về than để sản xuất điện.

Theo ông Tạ Trung Kiên, Giám đốc Công ty Nhiệt điện Thái Bình: “Để phục vụ 2 tổ máy phát điện hoạt động, mỗi ngày NMNĐ Thái Bình tiêu thụ khoảng 6.400 tấn than. Do lượng than nhập về hạn chế nên chỉ đủ sử dụng trong ngày, thậm chí thiếu hụt phải huy động đến lượng than dự trữ phòng trong kho. Theo quy định của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Nhà máy phải bảo đảm duy trì lượng tồn kho là 80.000 tấn.

Tuy nhiên hiện nay, lượng than trong kho của chúng tôi còn khoảng 20.000 tấn, tương đương đáp ứng phục vụ vận hành nhà máy trong 2 ngày (trừ tỷ lệ than đáy không đạt yêu cầu). Với tỷ lệ tồn kho quá thấp như hiện nay, việc duy trì vận hành nhà máy hoạt động liên tục đủ công suất khó được kiểm soát và sẽ phải dừng nếu như các đơn vị cung cấp than ngừng giao nhận”.

Tuy còn nhiều khó khăn vướng mắc, song Ban lãnh đạo Nhà máy vẫn đảm bảo chăm lo cho đời sống người lao động. Ông Tạ Ngọc Linh, Chủ tịch Công đoàn Công ty cho biết: Tất cả cán bộ, người lao động trong Công ty đều yên tâm tư tưởng làm việc, bảo đảm vận hành hệ thống các tổ máy phát điện liên tục, an toàn, không để xảy ra bất cứ sự cố nhỏ nào. Chúng tôi đã phối hợp với Ban Giám đốc Công ty thống nhất tổ chức một số hoạt động nâng cao đời sống tinh thần cho đoàn viên như trồng cây xanh trong nhà máy, bố trí phòng tập luyện thể thao, giao lưu cầu lông, bóng đá, đạp xe hưởng ứng Giờ trái đất 2022.

Đoàn thanh niên Công ty Nhiêt điện Thái Bình hưởng ứng Giờ trái đất năm 2022

Bên cạnh đó trong công tác chuyển đổi số, Công ty đã trình Tập đoàn Đề án Ứng dụng số hóa tổng thể cho một Nhà máy Nhiệt điện than (lần 3) vào ngày 21/3/2022. Để đảm bảo chất lượng và tiến độ thực hiện, Công ty Nhiệt điện Thái Bình mong muốn Tập đoàn Điện lực Việt Nam thông qua chủ trương, phạm vi, quy mô đầu tư Dự án thí điểm áp dụng Giải pháp giám sát, chuẩn đoán sớm hư hỏng đối với 12 loại thiết bị chính để Công ty có căn cứ triển khai lập Dự án đầu tư theo Văn bản số 848/EVN-ĐT ngày 23/02/2022 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam về việc phân cấp và trình tự, thủ tục thực hiện các dự án trong Kế hoạch tổng thể chuyển đổi số, các dự án công nghệ thông tin.

Theo thông tin từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam, 2 đơn vị cung cấp than là Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và Tổng Công ty Đông Bắc đã nỗ lực khắc phục khó khăn để khai thác than từ các mỏ trong nước cũng như nhập khẩu than để pha trộn. Tuy nhiên, tình hình cung cấp than còn tiếp tục có nhiều khó khăn trong thời gian tới, nguy cơ thiếu than dẫn đến thiếu điện từ tháng 4 trở đi có thể xảy ra.

Thực tế, đã có nhiều NMNĐ phải tạm dừng hoạt động và giảm phát như NMNĐ Nghi Sơn 1, Vũng Áng 1, Vĩnh Tân 2, Duyên Hải 1 hiện nay chỉ đủ than vận hành 1 tổ máy ở mức 60-70% công suất; riêng NMNĐ Hải Phòng chỉ đủ than vận hành cho 1 trong 4 tổ máy. Việc NMNĐ phải tạm dừng hoạt động gây ra thiệt hại rất lớn cả về tài chính, an ninh năng lượng phục vụ phát triển kinh tế, xã hội và ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm, thu nhập của công nhân.

Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình đang gặp khó khăn do thiếu than phục vụ sản xuất điện

 

Để ứng phó với những khó khăn hiện nay, Công ty Nhiệt điện Thái Bình đã kiến nghị Tập đoàn Điện lực Việt Nam có giải pháp đàm phán, đôn đốc các đơn vị cung cấp than bảo đảm đủ số lượng đã ký theo hợp đồng. Công ty Nhiệt điện Thái Bình cũng phối hợp với Tâp đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và Tổng Công ty Đông Bắc tiếp nhận than nhiều nhất, sớm nhất có thể để tránh những khó khăn, rủi ro do thời tiết xấu, bão, lũ; đôn đốc các đơn vị cung cấp than hàng ngày và dự trữ cho những tháng mùa khô.

Để tránh nguy cơ thiếu điện trong thời gian tới, bên cạnh nỗ lực khắc phục khó khăn, duy trì sản xuất, NMNĐ Thái Bình bày tỏ mong muốn các tổ chức, cá nhân, người dân, doanh nghiệp sử dụng điện trên địa bàn Thái Bình cũng như các tỉnh, thành phố phía Bắc nâng cao ý thức, chung tay thực hiện các biện pháp tiết kiệm điện góp phần giảm bớt những khó khăn về nguồn điện.

PV.

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Tăng cường liên kết vùng, đổi mới tư duy ngành nông nghiệp phía Nam

Việt Nam phát huy vai trò chủ động trong hợp tác quản lý môi trường các biển Đông Á

Thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Nhật Bản trong hoàn thiện chính sách định giá đất

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra công tác phòng, chống bão số 3 tại các điểm xung yếu ở Thanh Hóa

Nông nghiệp

Sẽ có 300 gian hàng tham gia Hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu - VIETNAM OCOPEX 2025

Quảng Trị: Triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi

Xóa nhà tạm, nhà dột nát - Tri ân thiết thực nhân Ngày Thương binh Liệt sĩ: Vai trò của Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Đến vùng Khe Sanh - Nghe đất và người kể chuyện

Tài nguyên

Tập trung nguồn lực, nâng cao hiệu quả thực hiện Đề án khoáng sản chiến lược

Rà soát, chuẩn hoá lại các thủ tục hành chính về đất đai

Tập trung điều tra địa chất và khoáng sản biển

Quảng Ninh: Chủ động quản lý khoáng sản, hướng tới phát triển bền vững

Môi trường

Phân loại rác và nói không với thuốc lá - Hướng đến môi trường y tế an toàn

Hà Nội: Phường Kiến Hưng đồng loạt ra quân vệ sinh môi trường, trật tự đô thị

Đồng Tháp: Tích cực thực hiện Đề án Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ

Bộ Nông nghiệp và Môi trường phân công cán bộ xuống địa bàn túc trực phòng chống bão WIPHA

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Bắc Ninh bổ nhiệm các lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh

Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường đạt điểm cao trong Danh mục tạp chí khoa học được tính điểm của Hội đồng Giáo sư nhà nước

Hội thảo Tăng cường huy động khu vực tư nhân trong chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm tại Việt Nam

PGS.TS Nguyễn Văn Chiều: Hun đúc bản lĩnh chính trị - Thắp lửa nghiên cứu - Kiến tạo thế hệ trí thức mới cùng tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW

Chính sách

Bộ NN-MT yêu cầu địa phương khẩn trương gia cố tuyến đê trực diện biển

Hà Đông: Hàng chục hộ dân khổ sở lâm cảnh ngập, bụi, ô nhiễm vì đường nâng cao hơn nhà

Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường

Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội sẵn sàng cho mùa tuyển sinh 2025 với nhiều điểm mới

Phát triển

Kinh tế tuần hoàn trong kỷ nguyên mới - Góc nhìn từ PGS.TS. Nguyễn Đình Thọ

PGS.TS. Trần Trọng Phương: “Kiến tạo tri thức xanh - Sứ mệnh vì một Việt Nam bền vững”

Giải pháp công nghệ và dịch vụ hỗ trợ kinh tế tuần hoàn: Tiềm năng thị trường và rào cản triển khai

Ba trụ cột để phát triển kinh tế tuần hoàn hiệu quả

Diễn đàn

Thời tiết ngày 23/7: Bắc Bộ tiếp tục mưa to

Thời tiết ngày 22/7: Khu vực Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa to đến rất to

Quảng Trị: Các tàu thuyền đã được Bộ đội Biên phòng kêu gọi vào neo đậu

Bão số 3 áp sát: Ninh Bình, Thanh Hóa căng mình chống bão