Nhiệt điện Thái Bình: Vận hành hiệu quả nhờ quy trình công nghệ đảm bảo môi trường

26/09/2022

TN&MTVới 02 tổ máy gồm 02 lò hơi sử dụng công nghệ lò phun than (PC) và 02 tuabin hơi, tổng công suất của Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình đạt 600MW, đem lại sản lượng điện sản xuất hàng năm khoảng 3,6 tỷ kWh. Nhờ đó, góp phần tăng cường năng lực cung cấp điện an toàn, liên tục, ổn định phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Bình và các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Hồng.

Ngay từ khi đưa vào vận hành, Nhà máy đã được đầu tư công nghệ hiện đại đến từ các nước Mỹ, Nhật,… Việc sử dụng công nghệ lò than phun (PC) cùng vòi đốt giảm lượng NOx (Low NOx) hình thành do nhiệt của hãng Foster Wheeler - Mỹ đã làm quá trình đốt được phân tầng, giảm nhiệt độ trọng tâm vùng cháy dẫn đến giảm khả năng phát thải NOx. Trong đó, nguồn nhiên liệu sản xuất chính là than được lấy từ Quảng Ninh là than cám thương phẩm. Nhà máy còn sử dụng dầu nặng (HFO) 2B TCVN 6239:2002 có Nhiệt độ không nhỏ hơn 9.800Kcal/kg làm nhiên liệu bổ sung để khởi động lò hơi hoặc duy trì chế độ vận hành ở tải thấp < 30%. Lượng nước khai thác, sử dụng lớn nhất là 2.188.800 m3/ngày đêm được lấy từ nước sông Trà Lý dẫn qua kênh dẫn nước chung của Trung tâm Nhiệt điện Thái Bình tới trạm bơm.

Nhiệt điện Thái Bình: Vận hành hiệu quả nhờ quy trình công nghệ đảm bảo môi trường

Thực tế, tại Nhà máy, nước thải sinh hoạt được xử lý sơ bộ bằng bể hợp khối với tổng công suất thiết kế 83 m3/ngày đêm, áp dụng công nghệ AAO (yếm khí à Thiếu khí à Hiếu khí). Sau đó, được xử lý sinh học với công nghệ AO kết hợp MBBR và sau xử lý sinh học áp dụng công nghệ lọc áp lực, có tổng công suất 100 m3/ngày đêm trước khi sông Trà Lý tiếp nhận. Từ sự giám sát của Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Bình, kết quả quan trắc phân tích các thông số của nước thải sau ngày 31/6/2022 đều đạt QCVN 40:2011/BTNMT và QCVN 14:2008/BTNMT cột A.

Với các nguồn khí thải được sinh ra trong quá trình vận hành đốt lò hơi, Nhà máy sử dụng công nghệ lò đốt than phun với vòi đốt NOx thấp, đốt phân tầng, đảm bảo đạt yêu cầu về môi trường tại miệng ống khói ≤850mg/Nm3. Khói, bụi thải được dẫn qua hệ thống lọc bụi tĩnh điện (ESP) để khử bụi sau đó được dẫn qua hệ thống FGD để khử SO2 trước khi khói thải được thoát ra ngoài bằng ống khói có chiều cao 215m. Kết quả quan trắc, phân tích các thông số tại độ cao 61m trên ống khói thải đạt QCVN 22:2009/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khí thải công nghiệp nhiệt điện cột B.

Bên cạnh chất thải rắn sinh hoạt, Nhà máy chú trọng xử lý chất thải phát sinh xỉ từ đáy lò của 02 tổ máy bằng 02 Silo (dung tích 280m3) và 01 Silo (dung tích 3.500m3) để chứa tro bay thu hồi từ hệ thống lọc bụi tĩnh điện. Riêng chất thải nguy hại, đã thống kê trong sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH mã số 34.000169.T, được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Bình cấp lại lần 2 ngày 26/01/2021. Việc thu gom, phân loại, lưu trữ đúng nơi quy định. Đơn vị đã ký Hợp đồng mới nhất số 81/HĐ-TBTPC-MTX ngày 30/8/2022 ký với Công ty TNHH Sản xuất Dịch vụ Thương mại Môi Trường Xanh.

Nâng cao năng suất lao động, đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường luôn là mục tiêu song song mà Công ty Nhiệt điện Thái Bình duy trì thực hiện. Vì vậy, đơn vị đã lắp đặt hệ thống quan trắc môi trường tự động cùng màn hình điện tử cỡ lớn ngày cổng Nhà máy, có kết nối dữ liệu với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Bình. Các thông số phát thải đều công khai, minh bạch trên cơ sở hệ thống vận hành đúng quy định, đảm bảo an toàn cho CBCNV yên tâm sản xuất.

Cùng với đó, các biện pháp bảo vệ môi trường khi có các sự cố về tràn dầu, hóa chất, chất thải nguy hại,… đều được lên kế hoạch có sự phê duyệt của Ban lãnh đạo Công ty Nhiệt điện Thái Bình cũng như UBND tỉnh Thái Bình. Hàng quý, Công ty lập, kê khai và nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải đúng thời hạn; báo cáo công tác bảo vệ môi trường hàng năm gửi Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Bình; gửi Cục Tài nguyên ngước - Tổng cục môi trường theo quy định. Công ty đã được Trung tâm Chứng nhận Phù hợp (QUACERT) cấp Giấy chứng nhận hệ thống quản lý môi trường ISO 14001:2015 ngày 17/5/2021. Năm nay, đơn vị tiếp tục ký hợp đồng với Trung tâm quan trắc Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Bình Gói thầu PTV06-2022 cung cấp dịch vụ quan trắc môi trường. Các thông số và tần số quan trắc đáp ứng yêu cầu Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường và các quy định hiện hành.

Quyết tâm, nỗ lực, bền bỉ là những gì mà Nhiệt điện Thái bình đã và đang thực hiện để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kinh tế và chính trị đã đề ra năm 2022. Gắn liền SXKD với công tác bảo vệ môi trường, an toàn cho người lao động luôn là hướng đi bền vững để Công ty Nhiệt điện Thái bình chung tay cùng Tập đoàn Điện lực Việt Nam phát triển nguồn năng lượng quốc gia.

PV.

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Chính quyền các xã phải nắm rất chắc vật tư, phương tiện, nhân lực huy động phòng, chống bão

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Chuẩn bị cả tình huống triều cường trùng thời điểm bão đổ bộ

Quyền Bộ trưởng Trần Đức Thắng: Không để bất ngờ trước diễn biến cực đoan của bão số 3

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến kiểm tra công tác phòng, chống bão số 3 tại Quảng Ninh

Nông nghiệp

Quảng Trị: Triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi

Xóa nhà tạm, nhà dột nát - Tri ân thiết thực nhân Ngày Thương binh Liệt sĩ: Vai trò của Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Đến vùng Khe Sanh - Nghe đất và người kể chuyện

Tuổi trẻ Công an Thủ đô chung tay xóa nhà tạm năm 2025

Tài nguyên

Tập trung nguồn lực, nâng cao hiệu quả thực hiện Đề án khoáng sản chiến lược

Rà soát, chuẩn hoá lại các thủ tục hành chính về đất đai

Tập trung điều tra địa chất và khoáng sản biển

Quảng Ninh: Chủ động quản lý khoáng sản, hướng tới phát triển bền vững

Môi trường

Phân loại rác và nói không với thuốc lá - Hướng đến môi trường y tế an toàn

Hà Nội: Phường Kiến Hưng đồng loạt ra quân vệ sinh môi trường, trật tự đô thị

Đồng Tháp: Tích cực thực hiện Đề án Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ

Bộ Nông nghiệp và Môi trường phân công cán bộ xuống địa bàn túc trực phòng chống bão WIPHA

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Bắc Ninh bổ nhiệm các lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh

Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường đạt điểm cao trong Danh mục tạp chí khoa học được tính điểm của Hội đồng Giáo sư nhà nước

Hội thảo Tăng cường huy động khu vực tư nhân trong chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm tại Việt Nam

PGS.TS Nguyễn Văn Chiều: Hun đúc bản lĩnh chính trị - Thắp lửa nghiên cứu - Kiến tạo thế hệ trí thức mới cùng tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW

Chính sách

Hà Đông: Hàng chục hộ dân khổ sở lâm cảnh ngập, bụi, ô nhiễm vì đường nâng cao hơn nhà

Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường

Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội sẵn sàng cho mùa tuyển sinh 2025 với nhiều điểm mới

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Phát triển

Cà Mau: Chung tay giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp

Phát triển kinh tế từ cỏ năn tượng

TS. Đỗ Ngọc Chung: Người hồi sinh vỏ đỗ xanh, thức tỉnh niềm tin tiêu dùng sạch

Vietnam Disability Fashion Show 2025: Thời trang nhân văn cho một tương lai xanh

Diễn đàn

Ba trụ cột để phát triển kinh tế tuần hoàn hiệu quả

Hội thảo “Mô hình kinh tế tuần hoàn: Hiệu quả cho Doanh nghiệp và Môi trường”

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn: Doanh nghiệp là trung tâm, báo chí là động lực

Thời tiết ngày 22/7: Khu vực Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa to đến rất to