Quyền Bộ trưởng Trần Đức Thắng: Không để bất ngờ trước diễn biến cực đoan của bão số 3

22/07/2025

TN&MTQuyền Bộ trưởng Trần Đức Thắng đề nghị địa phương không chủ quan và chủ động mọi phương án ứng phó để hạn chế tối đa thiệt hại do bão Wipha gây ra.

Không để bất ngờ trước bão Wipha

Chỉ đạo công tác phòng chống bão Wipha tại tỉnh Ninh Bình chiều 21/7, quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Trần Đức Thắng đánh giá cao tinh thần chủ động của địa phương, song nhấn mạnh yêu cầu không được chủ quan và cần chuẩn bị sẵn sàng cho mọi tình huống khẩn cấp.

“Chúng ta chỉ còn nửa ngày nữa, phải tính toán tất cả kịch bản có thể xảy ra, không để bất ngờ trước diễn biến cực đoan của bão Wipha”, ông Thắng nói.

Quyền Bộ trưởng Trần Đức Thắng: Không để bất ngờ trước diễn biến cực đoan của bão số 3

Quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Trần Đức Thắng nghe báo cáo về tình hình ứng phó bão Wipha tại Ninh Bình. Ảnh: Bảo Thắng

Theo ông Trần Đức Thắng, hiện Bộ Nông nghiệp và Môi trường vẫn liên tục cập nhật đường đi và mức độ ảnh hưởng của bão Wipha, cơn bão đang tiến vào đất liền với tốc độ nhanh, khó dự báo ngay từ đầu. Trong bối cảnh đó, các địa phương triển khai sớm các phương án phòng, chống. Ông ghi nhận sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo tỉnh, sự vào cuộc đồng bộ của chính quyền các cấp, lực lượng vũ trang, công an và dân quân tự vệ.

Tuy nhiên, ông Thắng cũng lưu ý những nguy cơ thiệt hại nghiêm trọng, đặc biệt là đối với hệ thống hạ tầng điện, hồ đập, sản xuất nông nghiệp và an toàn tính mạng của người dân.

"Nếu gió giật cấp 11-12, trụ điện có thể bị gãy đổ, gây mất điện diện rộng, ảnh hưởng đến các khu công nghiệp, nhà máy. Mất điện là mất điều hành, mất cả khả năng ứng phó”, ông cảnh báo.

Quyền Bộ trưởng đề nghị tỉnh Ninh Bình rà soát các phương án đảm bảo điện dự phòng cho các cơ sở trọng yếu và có kế hoạch hỗ trợ người dân ứng phó sau bão, đặc biệt tại các vùng ven biển dễ bị tổn thương bởi gió giật mạnh.

Ông chia sẻ, từng chứng kiến siêu bão Yagi hồi cuối 2024, đã thổi mái tôn nặng hàng trăm kilogram bay xa hàng trăm mét, cho thấy mức độ khó lường của thiên tai. “Biển không có vật che chắn, nếu không lường trước, hậu quả sẽ rất lớn”, ông nhấn mạnh.

Về công tác phối hợp, quyền Bộ trưởng khẳng định Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ cử lực lượng thường trực sẵn sàng hỗ trợ tỉnh, cả trong ứng phó khẩn cấp lẫn khắc phục hậu quả sau bão. “Bộ luôn ở đây, cùng địa phương và người dân, không để ai bị bỏ lại phía sau”, ông bày tỏ.

Dự kiến, sau khi đổ bộ vào khu vực từ Hải Phòng đến Ninh Bình, bão Wipha sẽ di chuyển sang khu vực tỉnh Thanh Hóa, rồi đi sang Lào. Tuy nhiên, lượng mưa lớn sau bão được nhận định sẽ tập trung tại các tỉnh trung du và miền núi Bắc Bộ. Ông Thắng đề nghị tỉnh Ninh Bình và các địa phương lân cận không chỉ tập trung vào thời điểm bão đổ bộ mà còn phải chủ động ứng phó với nguy cơ sạt lở, ngập úng và lũ quét sau đó.

“Dự báo từ nay đến cuối năm còn nhiều cơn bão, mức độ thế nào chưa rõ, nhưng xu hướng thời tiết cực đoan là chắc chắn. Chúng ta phải coi việc ứng phó thiên tai là thường xuyên, không thể bị động nữa”, quyền Bộ trưởng nhấn mạnh.

Chuyến kiểm tra công tác phòng, chống bão số 3 tại Ninh Bình nằm trong kế hoạch tổng hợp tình hình thực tế tại các tỉnh ven biển từ Hải Phòng đến Thanh Hóa, nhằm phục vụ báo cáo cho Chính phủ trong công tác điều hành thiên tai năm nay. Ông Thắng đánh giá cao sự chuẩn bị nghiêm túc của Ninh Bình và đề nghị tỉnh tiếp tục duy trì chế độ trực ban 24/7, sẵn sàng lực lượng, phương tiện, đảm bảo an toàn tối đa cho người dân và hạn chế thấp nhất thiệt hại do bão gây ra.

Quyền Bộ trưởng Trần Đức Thắng: Không để bất ngờ trước diễn biến cực đoan của bão số 3

Quyền Bộ trưởng Trần Đức Thắng kiểm tra tại công tác ứng phó bão số 3 tại Ninh Bình chiều 21/7. Ảnh: Bảo Thắng

Tập trung rà soát các dự án

Tại buổi kiểm tra chiều 21/7, quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Trần Đức Thắng đã thị sát tại cảng cá Quần Thịnh, kè Hải Thịnh 2 đang thi công và tuyến đê biển Cồn Tròn.

Qua thực tế, người đứng đầu Bộ Nông nghiệp và Môi trường đánh giá, Ninh Bình cũng như một số địa phương đã được Bộ phân bổ vốn để triển khai các dự án phục vụ phòng chống thiên tai, nhưng vẫn gặp vướng mắc, đặc biệt là trong khâu giải phóng mặt bằng. 

Theo ông, trách nhiệm thuộc về Bộ, nhưng việc tổ chức thực hiện được giao cho địa phương. “Chỉ có địa phương mới tháo gỡ được các vướng mắc thực địa, không thể trông chờ vào Trung ương", ông nhận xét.

Quyền Bộ trưởng đề nghị các địa phương sau đợt bão này phải rà soát lại toàn bộ tiến độ thực hiện, đặc biệt với các dự án sử dụng ngân sách Trung ương, để có giải pháp tháo gỡ kịp thời. 

Trong bối cảnh thời gian còn lại của năm 2025 không nhiều, tiến độ giải ngân tại một số tỉnh hiện chưa theo đúng kế hoạch, việc này sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công, cũng như khả năng bố trí ngân sách cho giai đoạn tiếp theo. Ông Trần Đức Thắng cho rằng, khi biến đổi khí hậu và thiên tai diễn biến phức tạp, hạ tầng thủy lợi và công trình phòng chống thiên tai phải được đầu tư kịp thời, hiệu quả.

Quyền Bộ trưởng Trần Đức Thắng: Không để bất ngờ trước diễn biến cực đoan của bão số 3

Toàn bộ tàu thuyền tại cảng cá Quần Vinh đã vào khu neo đậu an toàn. Ảnh: Bảo Thắng

Tiếp thu ý kiến của quyền Bộ trưởng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai Nguyễn Văn Tiến khẳng định, đã có phương án cắt cử cán bộ chuyên ngành xuống trực tiếp hỗ trợ tại các xã trọng điểm, xung yếu, nhất là khi mô hình chính quyền hai cấp vừa vận hành.

"Chúng tôi đã làm việc với các địa phương và nhận thấy, một số xã sau sáp nhập còn tương đối lúng túng", ông Tiến chia sẻ. Tính đến chiều 21/7, Cục đã cử cán bộ xuống địa bàn 3 xã, trực tiếp kiểm tra kho vật tư, các phương tiện ứng phó theo đúng phương châm "4 tại chỗ": chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ.

Trước đó, sáng 21/7, Cục đã tham mưu Bộ Nông nghiệp và Môi trường ban hành Công văn số 4622/BNNMT- ĐĐ, gửi UBND các tỉnh, thành phố có tàu thuyền đang hoạt động ở vịnh Bắc Bộ, đề nghị khẩn trương huy động mọi lực lượng, phương tiện kêu gọi, hướng dẫn hoặc có biện pháp cưỡng chế để đưa các tàu thuyền nêu trên về bờ neo đậu.

Theo thống kê sơ bộ, các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh hiện có gần 30.000 lồng bè; gần 4.000 chòi canh nuôi trồng thủy sản; gần 150.000 ha nuôi trồng thủy sản có nguy cơ bị ảnh hưởng của bão và mưa lũ. Trong sáng 21/7, Cục đã cử nhiều đoàn đi kiểm tra, yêu cầu các chủ lồng bè, chòi canh thực hiện việc di dời vào nơi an toàn.

Cũng trong ngày 21/7, Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến dẫn đầu đã kiểm tra công tác phòng chống bão Wipha tại tỉnh Quảng Ninh. 

Thứ trưởng đặc biệt lưu ý việc đảm bảo an toàn tại các khu vực nuôi trồng thủy sản, hồ chứa, đê điều, trạm bơm tiêu úng và hệ thống thông tin liên lạc. Ông đề nghị các doanh nghiệp viễn thông triển khai phương án dự phòng, đảm bảo thông tin thông suốt trong mọi tình huống, phục vụ chỉ đạo điều hành từ Trung ương đến cơ sở.

Nhấn mạnh tinh thần khẩn trương nhưng không hoảng loạn, chủ động nhưng không chủ quan, Thứ trưởng đề nghị địa phương tiếp tục rà soát kỹ các phương án đã chuẩn bị, sẵn sàng ứng phó với tình huống xấu nhất, hạn chế tối đa thiệt hại về người và tài sản khi bão đổ bộ.

Theo nongnghiep.vn

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Chuẩn bị cả tình huống triều cường trùng thời điểm bão đổ bộ

Quyền Bộ trưởng Trần Đức Thắng: Không để bất ngờ trước diễn biến cực đoan của bão số 3

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến kiểm tra công tác phòng, chống bão số 3 tại Quảng Ninh

Chuyên gia chất thải rắn Nhật Bản HIDEKI WADA: Phát triển kinh tế tuần hoàn cần đối tác bền vững và hiệu quả

Nông nghiệp

Đến vùng Khe Sanh - Nghe đất và người kể chuyện

Tuổi trẻ Công an Thủ đô chung tay xóa nhà tạm năm 2025

Kết quả triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát tuần từ ngày 13/7 đến 19/7/2025

Chăn tơ tằm “tự dệt” và lụa tơ sen: Sản phẩm OCOP độc đáo từ bàn tay người giữ nghề

Tài nguyên

Tập trung nguồn lực, nâng cao hiệu quả thực hiện Đề án khoáng sản chiến lược

Rà soát, chuẩn hoá lại các thủ tục hành chính về đất đai

Tập trung điều tra địa chất và khoáng sản biển

Quảng Ninh: Chủ động quản lý khoáng sản, hướng tới phát triển bền vững

Môi trường

Phân loại rác và nói không với thuốc lá - Hướng đến môi trường y tế an toàn

Hà Nội: Phường Kiến Hưng đồng loạt ra quân vệ sinh môi trường, trật tự đô thị

Đồng Tháp: Tích cực thực hiện Đề án Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ

Bộ Nông nghiệp và Môi trường phân công cán bộ xuống địa bàn túc trực phòng chống bão WIPHA

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Bắc Ninh bổ nhiệm các lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh

Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường đạt điểm cao trong Danh mục tạp chí khoa học được tính điểm của Hội đồng Giáo sư nhà nước

Hội thảo Tăng cường huy động khu vực tư nhân trong chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm tại Việt Nam

PGS.TS Nguyễn Văn Chiều: Hun đúc bản lĩnh chính trị - Thắp lửa nghiên cứu - Kiến tạo thế hệ trí thức mới cùng tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW

Chính sách

Hà Đông: Hàng chục hộ dân khổ sở lâm cảnh ngập, bụi, ô nhiễm vì đường nâng cao hơn nhà

Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường

Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội sẵn sàng cho mùa tuyển sinh 2025 với nhiều điểm mới

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Phát triển

TS. Đỗ Ngọc Chung: Người hồi sinh vỏ đỗ xanh, thức tỉnh niềm tin tiêu dùng sạch

Vietnam Disability Fashion Show 2025: Thời trang nhân văn cho một tương lai xanh

Ra mắt tập truyện ngắn “Linh hồn ký ức” của tác giả Phạm Công Thắng

Tạp chí Thanh niên được Hội đồng Giáo sư Nhà nước phê duyệt lên 0,75 điểm cho bài báo khoa học

Diễn đàn

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn: Doanh nghiệp là trung tâm, báo chí là động lực

Thời tiết ngày 22/7: Khu vực Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa to đến rất to

Quảng Trị: Các tàu thuyền đã được Bộ đội Biên phòng kêu gọi vào neo đậu

Bão số 3 áp sát: Ninh Bình, Thanh Hóa căng mình chống bão