Những cánh đồng sạch không hóa chất gọi đàn chim trở về

24/12/2021

TN&MTNói không với phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), cánh đồng nguyên liệu của Công ty sữa Dalatmilk trở thành đất lành của nhiều loài chim, cò - hình ảnh trước đó chưa từng có.

“Quyết định gây sốc”

Trang trại Dalatmilk (thành viên của Tập đoàn TH) rộng 500 ha đặt tại H.Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng là vùng trồng cỏ, ngô và nhiều cây trồng khác làm thức ăn cho 2.000 con bò sữa. Trang trại đã áp dụng thành công chuyển đổi hữu cơ, không sử dụng phân bón hóa học và thuốc BVTV vào quá trình sản xuất, điểm khởi đầu tạo nguồn nguyên liệu sữa sạch.

Những cánh đồng sạch không hóa chất gọi đàn chim trở về

Những cánh đồng sạch không hóa chất gọi đàn chim trở về

Ông Ngô Minh Hải, Chủ tịch Tập đoàn TH, TGĐ Dalatmilk, cho biết: Thói quen canh tác có sử dụng một phần phân hóa học, thuốc BVTV đã có từ nhiều năm - trước khi Dalat Milk về với Tập đoàn TH. Nhưng sau khi trở thành viên của một doanh nghiệp theo đuổi giá trị cốt lõi “Trân quý Mẹ thiên nhiên”, coi trọng sản xuất phải gắn với trách nhiệm cộng đồng, thì Dalatmilk theo đuổi phương thức canh tác sạch, không hóa chất.

“Khi Ban lãnh đạo Dalatmilk quyết định bắt đầu áp dụng quy định không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và chuyển đổi từ phân bón hóa học thay bằng phân bón hữu cơ từ chất thải của bò sữa, đó là một quyết định gây sốc với anh em nhân viên, bởi họ tin rằng, nếu như không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, đặc biệt là thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ, thì cỏ dại, sâu bệnh sẽ phá hoại hết, không thu hoạch được thứ gì”, ông Hải kể lại.

Năm đầu tiên bỏ hoàn toàn thuốc BVTV, ngô gieo xuống chỉ độ vài ngày là cỏ mọc um tùm, tốt nhanh hơn ngô. Thuốc diệt cỏ không được phép dùng như trước đây nữa mà phân bò hữu cơ được trải thành thảm trên đất.

Những cánh đồng sạch không hóa chất gọi đàn chim trở về

Khi Ban lãnh đạo Dalatmilk quyết định bắt đầu áp dụng quy định không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và chuyển đổi từ phân bón hóa học thay bằng phân bón hữu cơ từ chất thải của bò sữa

Vụ đầu tiên, cả đất và cây chưa quen loại phân mùn này nên cây trồng cứ xác xơ, còi cọc.  Đến năm thứ 2 năm, đất mới tạo được độ mùn, xốp, cây trồng mới phát triển xanh tốt trở lại. Một ưu điểm khi chuyển sang dùng phân hữu cơ rải khắp bề mặt, nó tạo thành lớp mùn thảm sẽ hạn chế được sự phát triển cỏ dại, giúp cây trồng chính lớn nhanh hơn và ít có sâu bệnh.

“Đến 2018, chúng tôi chấm dứt hoàn toàn việc sử dụng bón phân hóa học, qua mấy năm sản xuất rồi, việc chuyển đổi này chứng minh hiệu quả giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí sản xuất và quan trọng hơn là bảo vệ sức khỏe người lao động, môi trường sinh thái tự nhiên”, ông Hải nói.

Lan tỏa chuyển đổi sản xuất hữu cơ

Dalatmilk hiện liên kết thu mua sữa tươi cho các nông hộ nuôi bò với số lượng khoảng 1.000 con. Chuyển đổi hữu cơ thành công trên cánh đồng của nhà máy góp phần lan tỏa đến các nông hộ, đặc biệt là tận dụng chất thải từ chăn nuôi để bón vào đồng ruộng, tiết kiệm nhiều chi phí sản xuất, thiết lập kinh tế tuần hoàn.

Những cánh đồng sạch không hóa chất gọi đàn chim trở về

Theo ông Ngô Minh Hải, thay đổi rõ nhất là hộ nuôi bò giờ đây gần như không bỏ phí nguồn chất thải từ chăn nuôi. Hộ nào cũng đầu tư mua mùn cưa, vỏ trấu…trải nền chuồng làm đệm lót sinh học giữ lại phân, nước tiểu bò thải ra hàng ngày. Cách làm này giúp chuồng khử được mùi hôi và quan trọng hơn là nó giúp nông dân có được nguồn phân hữu cơ chất lượng, thậm chí có nguồn thu phụ.

“Mùn cưa, vỏ trấu trải làm nền chuồng cứ sau vài tháng thay lớp đệm lót sinh học đó ra là có doanh nghiệp mua lại để sản xuất phân hữu cơ. Bỏ ra 4 - 5 triệu ban đầu nhưng khi bán thì thu về tới 7 - 8 triệu. Chuyển đổi hữu cơ nếu thuyết phục suông thì khó nhưng mình đi tiên phong, người dân cứ thấy việc gì đem lại lợi ích cho họ làm thôi”, ông Hải bày tỏ.

Hiện nay, 100% diện tích đất canh tác trên các cánh đồng của Dalatmilk đã không sử dụng phân bón hóa học và thuốc BVTV, chỉ sử dụng phân hữu cơ để chăm sóc, tạo độ mầu mỡ cho đất vừa tận dụng chất thải chăn nuôi vừa giúp cây trồng phát triển tốt, vừa giảm được giá thành sản phẩm.

Những cánh đồng sạch không hóa chất gọi đàn chim trở về

Nhưng với ông Ngô Minh Hải, điểm thú vị nhất là những cánh đồng của Dalatmilk hiện giờ giống như các khu bảo tồn sinh thái, nơi cư trú của rất nhiều loài chim. Dalatmilk cũng đặc biệt ấn tượng với nhiều đối tác ghé thăm là hàng rào sinh học với 3 hàng cây xanh dài khoảng 2,8 km trồng nhiều loại từ cây ăn quả như vú sữa, xoài đến các loại cây bóng mát như thông, bạch đàn, phượng xà cừ. Cây cối được bảo vệ nghiêm ngặt, phát triển tự nhiên giúp duy trì đa dạng sinh học.

“Lợi ích của không sử dụng thuốc BVTV, phân bón hữu cơ trong vài năm qua là tái tạo các hệ sinh vật trong đất, nước. Đặc biệt nhất, mỗi lần cánh đồng chạy máy cày phơi đất chờ gieo hạt vụ mới, chim cò kéo về từng đàn lớn, bay lượn trắng cả cánh đồng, tìm kiếm thức ăn, và những hình ảnh này, trước đây chưa bao giờ có ở Dalatmilk”, ông Hải kể.

PV

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Tăng cường liên kết vùng, đổi mới tư duy ngành nông nghiệp phía Nam

Việt Nam phát huy vai trò chủ động trong hợp tác quản lý môi trường các biển Đông Á

Thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Nhật Bản trong hoàn thiện chính sách định giá đất

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra công tác phòng, chống bão số 3 tại các điểm xung yếu ở Thanh Hóa

Nông nghiệp

Sẽ có 300 gian hàng tham gia Hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu - VIETNAM OCOPEX 2025

Quảng Trị: Triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi

Xóa nhà tạm, nhà dột nát - Tri ân thiết thực nhân Ngày Thương binh Liệt sĩ: Vai trò của Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Đến vùng Khe Sanh - Nghe đất và người kể chuyện

Tài nguyên

Tập trung nguồn lực, nâng cao hiệu quả thực hiện Đề án khoáng sản chiến lược

Rà soát, chuẩn hoá lại các thủ tục hành chính về đất đai

Tập trung điều tra địa chất và khoáng sản biển

Quảng Ninh: Chủ động quản lý khoáng sản, hướng tới phát triển bền vững

Môi trường

Phân loại rác và nói không với thuốc lá - Hướng đến môi trường y tế an toàn

Hà Nội: Phường Kiến Hưng đồng loạt ra quân vệ sinh môi trường, trật tự đô thị

Đồng Tháp: Tích cực thực hiện Đề án Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ

Bộ Nông nghiệp và Môi trường phân công cán bộ xuống địa bàn túc trực phòng chống bão WIPHA

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Bắc Ninh bổ nhiệm các lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh

Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường đạt điểm cao trong Danh mục tạp chí khoa học được tính điểm của Hội đồng Giáo sư nhà nước

Hội thảo Tăng cường huy động khu vực tư nhân trong chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm tại Việt Nam

PGS.TS Nguyễn Văn Chiều: Hun đúc bản lĩnh chính trị - Thắp lửa nghiên cứu - Kiến tạo thế hệ trí thức mới cùng tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW

Chính sách

Bộ NN-MT yêu cầu địa phương khẩn trương gia cố tuyến đê trực diện biển

Hà Đông: Hàng chục hộ dân khổ sở lâm cảnh ngập, bụi, ô nhiễm vì đường nâng cao hơn nhà

Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường

Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội sẵn sàng cho mùa tuyển sinh 2025 với nhiều điểm mới

Phát triển

Kinh tế tuần hoàn trong kỷ nguyên mới - Góc nhìn từ PGS.TS. Nguyễn Đình Thọ

PGS.TS. Trần Trọng Phương: “Kiến tạo tri thức xanh - Sứ mệnh vì một Việt Nam bền vững”

Giải pháp công nghệ và dịch vụ hỗ trợ kinh tế tuần hoàn: Tiềm năng thị trường và rào cản triển khai

Ba trụ cột để phát triển kinh tế tuần hoàn hiệu quả

Diễn đàn

Thời tiết ngày 23/7: Bắc Bộ tiếp tục mưa to

Thời tiết ngày 22/7: Khu vực Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa to đến rất to

Quảng Trị: Các tàu thuyền đã được Bộ đội Biên phòng kêu gọi vào neo đậu

Bão số 3 áp sát: Ninh Bình, Thanh Hóa căng mình chống bão