Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam: Đồng hành phát triển môi trường bền vững

30/12/2021

TN&MTQuỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam là Quỹ Bảo vệ môi trường quốc gia, là tổ chức tài chính nhà nước trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, thành lập theo Quyết định số 82/2002/QĐ-TTg ngày 26/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ, được tổ chức và hoạt động theo Quyết số 78/2014/QĐ-TTg ngày 26/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ. Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam có chức năng cho vay lãi suất ưu đãi, tài trợ, hỗ trợ lãi suất cho các chương trình, dự án, các hoạt động, nhiệm vụ bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

I. Nguồn vốn hỗ trợ  từ ngân sách Nhà nước:

Thời gian vay: tối đa 10 năm.

Lãi suất vay năm 2021: 2,6%/năm và 3,6%/năm (Cố định trong suốt thời gian vay).

Thời gian ân hạn: tối đa 2 năm

Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam: Đồng hành hát triển bền vững môi trường

           Đối tượng cho vay: Các tổ chức, cá nhân có dự án đầu tư bảo vệ môi trường thuộc các lĩnh vực sau:

          1. Xử lý nước thải sinh hoạt tập trung có công suất thiết kế từ 2.500m³ nước thải trở lên trong một ngày đêm đối với khu vực đô thị loại IV trở lên

2. Xây dựng hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường các khu, cụm công nghiệp làng nghề (bao gồm trạm xử lý nước thải tập trung, hồ xử lý, hồ điều hòa…)

3. Thu gom , vận chuyển, xử lý chất thải rắn thông thường tập trung.

4. Xử lý chất thải nguy hại, đồng xử lý chất thải nguy hại.

5. Xử lý, cải tạo các khu vực môi trường bị ô nhiễm tại các khu công cộng.

6. Sản xuất, nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện chuyên dùng sử dụng trực tiếp trong việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải; quan trắc và phân tích môi trường; sản xuất năng lượng tái tạo; xử lý ô nhiễm môi trường; ứng phó, xử lý sự cố môi trường.

7. Sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường được Bộ Tài nguyên và Môi trường gắn Nhãn xanh Việt Nam; sản phẩm từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải rắn của cơ sở xử lý chất thải (sinh hoạt, công nghiệp và chất thải nguy hại).

8. Quan trắc môi trường.

Ngoài các lĩnh vực ưu tiên cho vay nêu trên, Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam cũng cho vay vốn lãi suất ưu đãi đối với các lĩnh vực khác được quy định tại Nghị định 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường.

Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam: Đồng hành hát triển bền vững môi trường

II. Về Hợp tác quốc tế:

Từ khi thành lập năm 2002, Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam đã hợp tác với nhiều nước và tổ chức quốc tế, thực hiện dự án cho vay ủy thác 20 triệu USD của Ngân hàng Thế giới. Thêm vào các đối tác truyền thống của Quỹ, năm 2018 Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chuyển giao Văn phòng Quỹ Môi trường toàn cầu tại Việt Nam (Văn phòng GEF) về Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam, đây là một lợi thế rất lớn giúp VEPF nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Trong giai đoạn 2018-2022, Quỹ Môi trường toàn cầu tài trợ không hoàn lại cho Việt Nam 18,01 triệu USD; ngoài số tiền cứng 18,01 triệu USD, Quỹ Môi trường toàn cầu cũng đã phê duyệt tài trợ không hoàn lại hơn 40 triệu USD cho các dự án bảo vệ môi trường tại Việt Nam.

Để biết thêm chi tiết, Quý Đơn vị vui lòng liên hệ:

QUỸ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM

Địa chỉ: Tầng 6 – Tòa nhà NXB Bản đồ, 85 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội.

Tel: 024.62542736; 024.39429734;  Fax: 024.39426329  Website:https://vepf.vn

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Tăng cường liên kết vùng, đổi mới tư duy ngành nông nghiệp phía Nam

Việt Nam phát huy vai trò chủ động trong hợp tác quản lý môi trường các biển Đông Á

Thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Nhật Bản trong hoàn thiện chính sách định giá đất

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra công tác phòng, chống bão số 3 tại các điểm xung yếu ở Thanh Hóa

Nông nghiệp

Sẽ có 300 gian hàng tham gia Hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu - VIETNAM OCOPEX 2025

Quảng Trị: Triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi

Xóa nhà tạm, nhà dột nát - Tri ân thiết thực nhân Ngày Thương binh Liệt sĩ: Vai trò của Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Đến vùng Khe Sanh - Nghe đất và người kể chuyện

Tài nguyên

Tập trung nguồn lực, nâng cao hiệu quả thực hiện Đề án khoáng sản chiến lược

Rà soát, chuẩn hoá lại các thủ tục hành chính về đất đai

Tập trung điều tra địa chất và khoáng sản biển

Quảng Ninh: Chủ động quản lý khoáng sản, hướng tới phát triển bền vững

Môi trường

Phân loại rác và nói không với thuốc lá - Hướng đến môi trường y tế an toàn

Hà Nội: Phường Kiến Hưng đồng loạt ra quân vệ sinh môi trường, trật tự đô thị

Đồng Tháp: Tích cực thực hiện Đề án Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ

Bộ Nông nghiệp và Môi trường phân công cán bộ xuống địa bàn túc trực phòng chống bão WIPHA

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Bắc Ninh bổ nhiệm các lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh

Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường đạt điểm cao trong Danh mục tạp chí khoa học được tính điểm của Hội đồng Giáo sư nhà nước

Hội thảo Tăng cường huy động khu vực tư nhân trong chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm tại Việt Nam

PGS.TS Nguyễn Văn Chiều: Hun đúc bản lĩnh chính trị - Thắp lửa nghiên cứu - Kiến tạo thế hệ trí thức mới cùng tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW

Chính sách

Bộ NN-MT yêu cầu địa phương khẩn trương gia cố tuyến đê trực diện biển

Hà Đông: Hàng chục hộ dân khổ sở lâm cảnh ngập, bụi, ô nhiễm vì đường nâng cao hơn nhà

Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường

Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội sẵn sàng cho mùa tuyển sinh 2025 với nhiều điểm mới

Phát triển

Kinh tế tuần hoàn trong kỷ nguyên mới - Góc nhìn từ PGS.TS. Nguyễn Đình Thọ

PGS.TS. Trần Trọng Phương: “Kiến tạo tri thức xanh - Sứ mệnh vì một Việt Nam bền vững”

Giải pháp công nghệ và dịch vụ hỗ trợ kinh tế tuần hoàn: Tiềm năng thị trường và rào cản triển khai

Ba trụ cột để phát triển kinh tế tuần hoàn hiệu quả

Diễn đàn

Thời tiết ngày 23/7: Bắc Bộ tiếp tục mưa to

Thời tiết ngày 22/7: Khu vực Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa to đến rất to

Quảng Trị: Các tàu thuyền đã được Bộ đội Biên phòng kêu gọi vào neo đậu

Bão số 3 áp sát: Ninh Bình, Thanh Hóa căng mình chống bão